Phiên Dịch Viên Y Tế Tiếng Nhật

Phiên Dịch Viên Y Tế Tiếng Nhật

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, phiên dịch tiếng Nhật đang trở thành một ngành nghề vô cùng quan trọng và thu hút nhiều bạn trẻ theo đuổi. Vậy công việc của phiên dịch viên tiếng Nhật như thế nào? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? Hãy cùng JobsGO khám phá ngay bài viết dưới đây nhé!!

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, phiên dịch tiếng Nhật đang trở thành một ngành nghề vô cùng quan trọng và thu hút nhiều bạn trẻ theo đuổi. Vậy công việc của phiên dịch viên tiếng Nhật như thế nào? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? Hãy cùng JobsGO khám phá ngay bài viết dưới đây nhé!!

Mô Tả Công Việc Của Phiên Dịch Viên Tiếng Nhật

Công việc của phiên dịch viên tiếng Nhật đòi hỏi sự chuyên nghiệp và năng lực cao. Với tư cách là cầu nối ngôn ngữ và văn hóa, họ đảm nhận nhiều vai trò, nhiệm vụ khác nhau trong các lĩnh vực, môi trường làm việc đa dạng. Dưới đây là mô tả chi tiết về những công việc chính của một phiên dịch viên tiếng Nhật:

Phiên dịch tại chỗ (hay còn gọi là phiên dịch đồng thời) là một trong những công việc chính của phiên dịch viên tiếng Nhật. Trong vai trò này, họ sẽ đảm nhận việc phiên dịch lời nói từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và ngược lại trong thời gian thực tế. Công việc này thường diễn ra trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện có sự tham gia của đại diện từ cả hai quốc gia.

Trong lĩnh vực du lịch, phiên dịch viên tiếng Nhật có vai trò quan trọng trong việc phục vụ khách du lịch Nhật Bản khi đến Việt Nam hoặc người Việt Nam khi du lịch tại Nhật Bản. Họ sẽ đảm nhận việc phiên dịch cho các tour du lịch, hướng dẫn viên, nhân viên khách sạn, nhà hàng, v.v.

Ngoài khả năng phiên dịch, phiên dịch viên du lịch cần có kiến thức sâu rộng về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của cả hai quốc gia để có thể giải thích và giúp du khách hiểu rõ hơn về điểm đến.

Phiên dịch pháp lý là một lĩnh vực chuyên sâu và đòi hỏi phiên dịch viên tiếng Nhật phải có kiến thức chuyên môn về luật pháp của cả hai quốc gia. Trong vai trò này, họ sẽ phụ trách việc phiên dịch các tài liệu pháp lý như hợp đồng, văn bản luật, biên bản tòa án, v.v.

Lĩnh vực này đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối, tính nhất quán cũng như khả năng sử dụng các thuật ngữ pháp lý một cách thành thạo. Phiên dịch viên cần phải hiểu sâu sắc về hệ thống pháp luật của cả hai quốc gia để đảm bảo rằng nội dung được dịch chính xác và không gây ra hiểu lầm hoặc tranh chấp.

Như đã trình bày, công việc của phiên dịch viên tiếng Nhật là vô cùng đa dạng và đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn. Từ phiên dịch tại chỗ, phiên dịch du lịch cho đến phiên dịch pháp lý, họ đóng vai trò then chốt trong việc kết nối ngôn ngữ, văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản. Với sự chuyên nghiệp và năng lực cao, phiên dịch viên tiếng Nhật đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy giao lưu và hợp tác giữa hai quốc gia.

Xem thêm: CV Xin Việc Phiên Dịch: Các Mẫu Được Yêu Thích Nhất 2024

Lộ Trình Thăng Tiến Của Phiên Dịch Viên Tiếng Nhật

Lộ trình thăng tiến của phiên dịch viên tiếng Nhật thường khởi đầu từ những vị trí phiên dịch cơ bản và dần tiến đến các vị trí chuyên sâu hơn, đòi hỏi trình độ cao và mức độ trách nhiệm lớn hơn.

Tóm lại, lộ trình thăng tiến của phiên dịch viên tiếng Nhật là một quá trình dài, đòi hỏi kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và kỹ năng quản lý tốt. Sự thăng tiến không chỉ dựa vào năng lực phiên dịch thuần túy mà còn phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo, tổ chức và kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực khác nhau.

Với những thông tin mà JobsGO vừa chia sẻ trên đây, mong rằng những bạn có mong muốn ứng tuyển vào vị trí Phiên Dịch Tiếng Nhật sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về công việc này.

Cao đẩng Việt Mỹ Cần Thơ tuyển sinh ngành Phiên dịch tiếng Nhật kinh tế thương mại  năm 2022

Hình thức: Chỉ xét tuyển – không thi tuyển

Để biết thêm thông tin tuyển sinh, các bạn có thể theo dõi Page Trường cao đẳng Việt Mỹ Cần Thơ hoặc liên hệ đến hotline 0292 3 824 234 – 0903 858 380

Ngành Phiên dịch tiếng Nhật Kinh tế, Thương mại đang thu hút đông đảo thí sinh bởi tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng tốt. Hãy cùng khám phá ngành học này để định hướng tương lai cho bản thân!

Có Nên Lựa Chọn Nghề Phiên Dịch Viên Tiếng Nhật Part-time?

Làm phiên dịch viên tiếng Nhật part-time là một lựa chọn phù hợp với nhiều người, đặc biệt là sinh viên hay những ai muốn linh hoạt với công việc chính. Đây cũng là cơ hội tích lũy kinh nghiệm hữu ích cho con đường phiên dịch viên chuyên nghiệp sau này.

Sự khác Nhau Của Phiên Dịch Và Biên Dịch Viên Tiếng Nhật?

Phiên dịch viên thực hiện việc dịch lời nói, dịch ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách tức thì. Trong khi biên dịch là dịch các văn bản, tài liệu từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích một cách chính xác và chuyên nghiệp.

Nên Ứng Tuyển Thực Tập Sinh Biên Phiên Dịch Tiếng Nhật Ở Đâu?

Hiện nay có rất nhiều nơi đang tuyển thực tập sinh biên phiên dịch tiếng Nhật cả part-time và full-time. Bạn có thể ứng tuyển tại những trang tìm việc uy tín như JobsGO để tìm kiếm công việc phù hợp cho mình.

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Phiên dịch tiếng Nhật Kinh tế – thương mại. Những khó khăn của biên- phiên dịch viên trong doanh nghiệp Nhật Bản.

Tính đến tháng 12/2022, Nhật Bản có 4.978 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 68,89 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Với hàng trăm triệu kết quả trả về trong vòng 0,45s khi tìm kiếm về nhu cầu tuyển dụng nhân sự tiếng Nhật, chúng ta không thể không đồng tình rằng sức hút của tiếng Nhật đối với các bạn trẻ hiện nay là rất lớn. Đặc biệt với Phiên dịch tiếng Nhật chuyên ngành Kinh tế – Thương mại: cơ hội và môi trường làm việc phong phú, chính sách đãi ngộ và khả năng thăng tiến,.v.v.. Thế nhưng, đây cũng là một trong những ngành nghề không hề dễ dàng bởi sự “ khó nhằn” của tiếng Nhật. Hôm nay hãy cùng TATOSA tìm hiều những khó khăn chúng ta cần tìm hiểu và nắm được những gì để sẵn sàng cho ngành nghề này là gì nhé!

Chuyên ngành tiếng Nhật Kinh tế – Thương mại là gì?

Đây là chuyên ngành sẽ cung cấp cho chúng ta có đầy đủ kiến thức, kĩ năng và các thuật ngữ về chuyên ngành kinh tế để làm việc trong các lĩnh vực như: kinh doanh, thương mại,v.v… với môi trường làm việc và ngôn ngữ chủ lực là tiếng Nhật. Bên cạnh ngôn ngữ, bạn cũng sẽ được đào tạo các kiến thức về văn hóa – xã hội Nhật Bản, đặc biệt là các kiến thức về kinh tế- thương mại và văn hóa trong doanh nghiệp của “đất nước mặt trời mọc”.

Vậy những khó khăn của biên- phiên dịch viên trong doanh nghiệp Nhật Bản” là gì?

Các chương trình học tiếng Nhật đa phần thường xoay quanh các chủ đề cuộc sống hàng ngày hoặc cao hơn là tin tức báo chí hay các vấn đề xã hội. Nói chung đều là các đề tài mà hầu như mọi người đều có kiến thức về nó. Thế nhưng khi làm công việc dịch thuật cho một lĩnh vực đặc thù thì đòi hỏi biên- phiên dịch viên phải bỏ rất nhiều thời gian đề học, tìm hiểu về nó thì mới có đủ kiến thức sẵn sàng cho công việc.

Được đánh giá là một trong những ngôn ngữ có tốc độ nói nhanh nhất thế giới, thế nên mặc dù năng lực ngoại ngữ của bạn rất khá, nhưng nếu bạn chưa quen nói chuyện với người Nhật thì khả năng cao bạn sẽ bị “ khớp” hay bối rối với tốc độ nói siêu nhanh của đồng nghiệp hay sếp. Không những thế, họ cũng rất hay sử dụng tiếng địa phương và tiếng lóng, điều này sẽ gây cản trở rất nhiều trong quá trình giao tiếp trong môi trường làm việc.

Bên cạnh đó, khi bạn đảm nhận công việc phiên dịch cho sếp hay khách hàng, thường thì họ sẽ nói một loạt ý chứ không ngắt đoạn để đợi mình dịch. Thế nên phiên dịch viên phải có khả năng ghi nhớ hoặc tốc ký để đảm bảo truyền tải đầy đủ đến người còn lại.

Một điều khó khăn khác là một số người có khuynh hướng lặp đi lặp lại một số ý nhưng chuyên viên chỉ phiên dịch những ý chính thôi thì đôi khi phía còn lại sẽ thắc mắc không biết chuyên viên có dịch sai hay không hoàn toàn dịch hết nội dung của người nói không.

Một trong những vấn đề khắc khe trong văn hóa doanh nghiệp của “xứ phù tang” là sử dụng kính ngữ khi giao tiếp. Đây là cách nói lịch sự bậc cao nhất trong tiếng Nhật và cũng là nỗi niềm của nhiều biên- phiên dịch viên. Trong các cuộc trò chuyện trang trọng với sếp hay đối tác, các cuộc họp,v.vv… mọi người bắt buộc phải sử dụng kính ngữ. Trong những trường hợp trên, nếu bạn không dùng kính ngữ thì bạn sẽ trở nên vô cùng bất lịch sự và vô lễ trong mắt đối phương. Thế nhưng, với những cuộc trò chuyện bình thường hàng ngày, bạn cũng sẽ trở nên kì quặc. Vậy nên, biên- phiên dịch viên cần nắm rõ kính ngữ và linh hoạt trong việc sử dụng chúng.

Khi đảm nhận vị trí biên- phiên dịch thì yêu cầu cơ bản của một người làm công việc này là kết nối được 2 nền văn hóa tại nơi mình làm việc ( ở đây là Việt Nam và Nhật Bản). Cho dù là bạn làm lĩnh vực hay chuyên môn gì thì bạn đều phải đảm bảo việc kết nối giữa công ty và đối tác của cả 2 quốc gia.

Vị trí này mang trách nhiệm và vai trò rất quan trọng, bởi nó như một cầu nối dẫn đến sự thành công của mối quan hệ và sự hợp tác của 2 doanh nghiệp, hay một hợp đồng lên đến hàng tỷ đồng,v.vv… Vậy nên không điêu mà nói rằng biên- phiên dịch tiếng Nhật đang là công việc góp phần không nhỏ đến sự thành công của hầu hết các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam.

Cho dù bạn làm ngành nghề nào, công việc gì thì cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định, nhưng TATOSA hi vọng nếu vượt qua được, bạn sẽ hứng thú và hạnh phúc hơn với công việc của mình. Và qua những chia sẻ của TATOSA, mong bạn sẽ có sự lựa chọn đúng đắn về ngành học cũng như định hướng công việc tương lai của bản thân.

31/18 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Email: [email protected]/ [email protected]

Fanpage: Luyện thi JLPT hiệu quả mỗi ngày – Trở thành biên dịch viên giỏi

Website: TATOSA – Tiếng Nhật giao tiếp chuẩn phát âm – tatosa.edu.vn

Phiên dịch tiếng Nhật Kinh tế thương mại nhắm đến mục tiêu đào tạo sinh viên có kỹ năng nghề nghiệp, có thể làm việc được trong môi trường thực tế (liên quan đến tiếng Nhật và doanh nghiệp Nhật Bản), không chú trọng tính học thuật, hàn lâm.

Chương trình gồm hai phần: cơ bản và nâng cao (biên phiên dịch). Cả hai phần sẽ áp dụng triết lý đào tạo tiên tiến của thế giới, chuyển việc dạy ngoại ngữ như là sự truyền đạt KIẾN THỨC sang huấn luyện NĂNG LỰC ngôn ngữ.

– Việc áp dụng chương trình giảng dạy theo Khung JFS của Japan Foundation sẽ giúp sinh viên vừa học ngữ pháp, từ vựng một cách hệ thống, vừa sử dụng được chúng trong thực tế (phát huy tổng lực nghe, nói, đọc, viết), vừa tích lũy được kiến thức về văn hóa – xã hội Nhật Bản.

– Mục tiêu: Kết thúc năm thứ nhất sinh viên sẽ đạt trình độ Sơ cấp Nhật ngữ. Kết thúc  năm thứ hai sinh viên sẽ đạt trình độ Trung cấp Nhật ngữ và có kinh nghiệp biên phiên dịch thực tế.

– Yêu cầu tốt nghiệp: Khi tốt nghiệp, phải có bằng N3 hoặc thi đậu kỳ thi nội bộ trường, tương đương năng lực N3 của Japan Foundation, đồng thời, công bố ít nhất một sản phẩm dịch thuật hoàn chỉnh.

Chương trình này dựa trên giáo trình Marugoto, là giáo trình được biên soạn phù hợp với Bộ chuẩn 6 cấp độ của Japan Foundation, thống nhất với Bộ chuẩn của Châu Âu.

– Học hết Học kỳ 1: sinh viên đạt được năng lực chuẩn A1 của JFS, có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể

– Học hết học kỳ 2: sinh viên đạt gần đến chuẩn A2 của JFS, đạt trình độ tương đương Năng lực N5 của Kỳ thi Năng lực Nhật ngữ hiện hành.

– Học hết học kỳ 3:  sinh viên đạt chuẩn A2 của JFS, có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản

-Học hết học kỳ 1: sinh viên đạt trình độ tương đương N4 (Chuẩn 5 cấp độ cũ) và tương đương Khoảng giữa A2 và B1 (theo Chuẩn 6 cấp độ mới)

– Học hết học kỳ 2: sinh viên sẽ hiểu được khi người Nhật nói bằng các cách diễn đạt chuẩn, trong những môi trường gần gũi với cuộc sống như công ty, trường học, nơi giải trí…; – Có thể xử lý được khi giao tiếp với người Nhật về các vấn đề cơ bản trong công việc, du lịch…; – Có thể viết được những đoạn văn đơn giản, mạch lạc về các vấn đề mình quan tâm trong cuộc sống…; – Có thể trình bày, giải thích ngắn gọn về các kế hoạch riêng, các sự kiện mình quan tâm, về những ước mơ hay những nguyện vọng hay những trải nghiệm của mình.

– Học hết học kỳ 3: sinh viên đạt trình độ N3 hay B1 của JFS, có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Có thể viết được các văn bản với nhiều chủ đề khác nhau và giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.