Nền Kinh Tế Mới Nổi Của Châu Á Nhật Bản

Nền Kinh Tế Mới Nổi Của Châu Á Nhật Bản

Theo truyền thông Nhật Bản, Hạ viện do liên minh cầm quyền gồm Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Thủ tướng Kishida và Đảng Công Minh đã thông qua dự luật ngân sách nêu trên sau các cuộc thảo luận tại Ủy ban Ngân sách.

Theo truyền thông Nhật Bản, Hạ viện do liên minh cầm quyền gồm Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Thủ tướng Kishida và Đảng Công Minh đã thông qua dự luật ngân sách nêu trên sau các cuộc thảo luận tại Ủy ban Ngân sách.

Doner Kebap – Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ

Doner Kebap, hay còn được gọi là bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ. Món này gồm thịt thái mỏng được nướng trên một trụ đứng quay và thường được phục vụ trong bánh mì pita hoặc dürüm (bánh mì cuộn). Thường được kèm theo với các loại rau, sốt yogurt hoặc nước mắm, và các loại gia vị như tỏi, ớt, và rau mùi. Doner Kebap là một món ăn phổ biến và thường được bán ở các quán đường phố và nhà hàng trên toàn thế giới.

Ẩm thực Châu Á là sự kết hợp tinh tế của các thành phần độc đáo, mang lại hương vị đặc trưng của từng vùng miền, những bước chuẩn bị đến việc kết hợp màu sắc và vị giác, tất cả đều góp phần tạo nên một nền ẩm thực độc đáo, đa dạng và phong phú.

Ngoài ra, không chỉ có hương vị đặc trưng, ẩm thực Châu Á còn nổi tiếng với giá cả hợp lý, phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng. Các nhà hàng và quán ăn châu Á cũng dễ dàng tìm thấy ở hầu hết các thành phố trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho những người muốn thưởng thức hương vị đặc trưng của ẩm thực này.

Sự phát thải khí CO2 đến mức báo động trên thế giới và việc cạn kiệt các nguồn tài nguyên hóa thạch đang trở thành vấn đề trọng tâm tại nhiều diễn đàn về biến đổi khí hậu trên toàn thế giới. Một trong những giải pháp cho vấn đề này chính là việc sử dụng năng lượng tái tạo.

Yếu tố quan trọng để giảm phát thải CO2

“Hiệu ứng nhà kính” làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu là cụm từ được nhắc đến từ rất nhiều năm qua. Nguyên nhân chính của hiện tượng này chính là sự phát thải khí CO2 lớn. Năm 2013, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) báo cáo rằng, mức CO2 trong bầu khí quyển đạt tới mức 400 ppm. Đến năm 2015, Cơ quan Khí tượng học của Anh đã tuyên bố rằng, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã cao hơn 10C so với con số ở thời kỳ tiền công nghiệp. Một số báo cáo cho biết, sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu không nên vượt quá 200C vì nó “vượt ngưỡng an toàn” và sẽ gây ra sự nguy hiểm đối với trái đất. Do đó, mức CO2 gia tăng trong khí quyển sẽ gây thảm họa đối với cuộc sống của toàn thể nhân loại.

Sử dụng năng lượng tái tạo từ những nguồn vô tận như gió, năng lượng mặt trời, sóng biển, địa nhiệt… trở thành “chìa khóa” để giảm phát thải CO2 trên toàn thế giới. Báo cáo của Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) cho thấy, khi nhiệt độ tăng ở mức 1,50C, lượng khí thải CO2 do con người gây ra trên toàn cầu phải giảm khoảng 45% vào năm 2030 và đạt mức “0” vào giữa thế kỷ này. Trong khi đó, năng lượng tái tạo cần chiếm ít nhất 70% sản lượng điện vào năm 2050 so với mức 25% như hiện nay.

Mới đây nhất, tại Hội nghị thường niên của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP 24) vừa diễn ra trong 2 tuần đầu của tháng 12/2018, vấn đề giảm thiểu phát thải khí CO2 bằng việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo đã được đề cập kỹ lưỡng. Cùng với các chính phủ, các doanh nghiệp hàng đầu cũng đang theo đuổi các dự án quy mô lớn nhằm giảm lượng khí thải CO2.

Đồng hành cùng phát triển bền vững

Theo bà Pamela Phua - Tổng Giám đốc AkzoNobel Việt Nam - doanh nghiệp về sơn và chất phủ, sử dụng năng lượng tái tạo để phát triển bền vững là ưu tiên của Tập đoàn trong những năm tới. “Danh mục năng lượng của chúng tôi hiện bao gồm 40% năng lượng tái tạo, nhiều hơn so với hầu hết các công ty sử dụng nhiều năng lượng tương tự. Nhưng tham vọng của chúng tôi không dừng lại ở đó - đến năm 2050, chúng tôi đặt mục tiêu trung hòa khí các bon và sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào hoạt động kinh doanh sản xuất.”

Trang trại điện gió Bouwdokken (Hà Lan) cung cấp nguồn năng lượng sạch

cho liên doanh 4 Công ty AkzoNobel, DSM, Google và Philips từ cuối năm 2016

Để hiện thực hóa điều này, doanh nghiệp đã tiến hành làm việc với các đối tác để tạo ra năng lượng tái tạo và giảm lượng khí thải, thực hiện chiến lược năng lượng rõ ràng để giảm lượng khí thải, quản lý chi phí, hạn chế rủi ro của công ty và phát triển kinh doanh. Từ cuối năm 2016, AkzoNobel, DSM, Google và Philips đã bắt đầu nhận được điện từ trang trại gió Bouwdokken ở Hà Lan - một mốc son đánh dấu thành công của mô hình liên doanh thu mua năng lượng xanh mà các công ty này cùng nhau thành lập. Tất cả 4 công ty tiêu thụ một lượng điện năng đáng kể ở Hà Lan và bằng cách hợp tác với nhau, họ đang đóng góp đáng kể vào hiện thực hóa mục tiêu năng lượng tái tạo của Hà Lan là 14% vào năm 2020.

Tại Hội nghị COP24, bà Pamela Phua - Tổng giám đốc AkzoNobel Việt Nam đã chia sẻ về các giải pháp cải tiến về sơn và chất phủ có khả năng cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường ở Ấn Độ, nơi có 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới (theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới); hoặc đối với các tòa nhà lãng phí quá nhiều năng lượng ở Trung Quốc, AkzoNobel cung cấp hệ thống tấm trang trí cách nhiệt giúp ngăn chặn sự thoát nhiệt vào mùa đông và công nghệ KeepCool với khả năng phản xạ ánh nắng mặt trời giúp giảm nhiệt độ tối ưu cho các tòa nhà. Những giải pháp này giúp duy trì nhiệt độ thích hợp trong các tòa nhà và đóng góp rất lớn vào việc sử dụng hiệu quả năng lượng của quốc gia.

Theo các chuyên gia năng lượng, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ trở thành xu hướng tất yếu trong tương lai. Việc các doanh nghiệp sản xuất đã bắt đầu chú trọng đến lĩnh vực này sẽ trở thành một yếu tố quan trọng cho quá trình kìm hãm sự phát thải khí CO2, tạo tiền đề cho phát triển bền vững.

Theo một báo cáo gần đây của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hàn Quốc, năng suất lao động mỗi giờ của nước này vào năm 2022 ở mức 49,4 USD, xếp thứ 33 trong số 37 quốc gia thành viên OECD.

Chính phủ Hàn Quốc đã kêu gọi thực hiện các hành động quyết đoán để giải quyết tình trạng năng suất lao động đang suy giảm và tăng trưởng kinh tế tụt hậu của quốc gia.

Người Hàn Quốc làm việc nhiều giờ hơn hầu hết các thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhưng lại kiếm được ít tiền hơn.

Năng suất lao động mỗi giờ của Hàn Quốc vào năm 2022 ở mức 49,4 USD, xếp thứ 33 trong số 37 quốc gia thành viên OECD - theo một báo cáo gần đây của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hàn Quốc.

Ireland là nước đứng đầu với năng suất ở mức 155,5 USD, tiếp đến là Đức và Mỹ theo sau với các con số lần lượt 88 USD và 87,6 USD, trong khi Nhật Bản ghi nhận mức năng suất 53,2 USD.

Các quốc gia xếp hạng thấp hơn Hàn Quốc là Hy Lạp, Chile, Mexico và Colombia.

Tại Hàn Quốc, năng suất của tất cả các ngành giảm khoảng 2% trong quý đầu tiên của năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái.

Nếu quỹ đạo năng suất hiện tại vẫn tiếp tục, tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc có thể giảm mạnh xuống khoảng 0% vào năm 2050 - Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) cảnh báo.

Mối lo ngại ngày càng tăng với tỷ lệ sinh thấp và dân số già ở Hàn Quốc.

“Các quốc gia nơi người lao động làm việc ít giờ hơn nhưng có thu nhập cao hơn thường ưu tiên thúc đẩy việc làm bán thời gian, nới lỏng các quy định lao động và đạt được tỷ lệ việc làm cao. Mức lương cao của họ về cơ bản là nhờ năng suất tăng cao” - ông Choo Kwang-ho, Giám đốc Bộ phận Chính sách Kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế Hàn Quốc (KERI), cho biết.

[ADB dự báo lạm phát ở các nền kinh tế châu Á sẽ 'hạ nhiệt']

Theo bà Suh Young-kyung - một thành viên của Ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, nếu tiếp tục chứng kiến sự suy giảm năng suất, chắc chắn Hàn Quốc sẽ quay trở lại tình trạng tăng trưởng thấp và lạm phát thấp, gây thêm căng thẳng cho các chính sách tiền tệ quốc gia.

“Những nỗ lực nhất quán, chẳng hạn như chào đón những người nhập cư có kỹ năng trong các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, là rất quan trọng để tái cơ cấu thị trường lao động thực sự” - bà Suh Young-kyung cho hay.

Phụ nữ và người cao tuổi cũng cần được tính toán phù hợp - theo bà Kim Ji-yeon, nhà nghiên cứu cấp cao tại KDI.

Điều kiện việc làm cần được cải thiện để khuyến khích sự tham gia tích cực của phụ nữ. Mặc dù có năng suất cao, nhiều phụ nữ thường không tham gia lực lượng lao động do sinh con và nuôi con.

Đồng thời, cần tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của người cao tuổi - một nhóm nhân khẩu học đang ngày càng tăng nhanh trong xã hội Hàn Quốc.

Liên quan tình hình kinh tế Hàn Quốc, các nguồn tin sở tại hồi tháng trước cho hay tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của nước này năm 2022 ước tính khoảng 1.673 tỷ USD, đứng thứ 13 trên thế giới, tụt 3 bậc so với hạng 10 năm 2021.

Ba thứ hạng đầu tiên vẫn đang lần lượt thuộc về Mỹ (25.463 tỷ USD), Trung Quốc (17.876 tỷ USD) và Nhật Bản (4.226 tỷ USD) - theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK).

Quy mô kinh tế của Hàn Quốc giảm là do sức sống tăng trưởng tổng thể giảm và GDP danh nghĩa quy đổi sang USD giảm do đồng USD mạnh lên vào năm ngoái.

"Hầu hết các chỉ số chuyển đổi tỷ giá hối đoái đều trở nên tồi tệ do USD mạnh lên vào năm ngoái. Do bối cảnh chung là USD mạnh so với các đồng tiền khác, tỷ giá hối đoái của các nước xuất khẩu tài nguyên còn mạnh hơn nữa, dẫn đến xếp hạng GDP danh nghĩa của Hàn Quốc giảm" - một quan chức của BoK cho biết.

Khả năng Hàn Quốc vươn lên trở lại vào Top 10 trong năm 2023 được dự đoán là không cao. Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới được công bố vào tháng Tư vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc trong năm nay từ 1,7% xuống 1,5%.

Thời điểm cuối tháng Tư-đầu tháng Năm, giới quan sát nhận định xu hướng kinh tế suy giảm của Hàn Quốc đã được hạn chế phần nào nhờ tiêu dùng trong nước phục hồi. Tuy nhiên, kinh tế nước này vẫn “trì trệ” trong bối cảnh xuất khẩu yếu./.

GDP Nhật Bản giảm hai quý liên tiếp cuối năm 2023, khiến nước này rơi vào suy thoái, đồng thời mất ngôi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 15/2 cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa năm 2023 của Nhật Bản tính bằng USD là 4.200 tỷ USD, trong khi con số này của Đức là 4.500 tỷ USD.

Đồng yên giảm hơn 18% trong năm 2022 và 2023 so với USD, trong đó mất khoảng 7% riêng trong năm 2023 do Ngân hàng Nhật Bản đã duy trì lãi suất âm, đi ngược lại với xu hướng chung của các ngân hàng trung ương khác là liên tiếp tăng lãi suất.

Cả hai nền kinh tế đều phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đối mặt nhiều vấn đề lớn, nhưng Nhật Bản gặp nhiều khó khăn hơn Đức do tình trạng thiếu lao động trầm trọng khi dân số giảm và tỷ lệ sinh rất thấp.

Ấn Độ, với dân số trẻ đang phát triển và tốc độ tăng trưởng cao hơn, được dự đoán sẽ vượt qua cả Đức và Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào cuối thập kỷ này.

Theo dữ liệu sơ bộ do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố, dù trong năm 2023 nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 1,9%, nhưng trong quý IV/2023 đã suy giảm 0,1%. Đây là quý thứ hai liên tiếp sản lượng giảm sau mức giảm 0,8% trong quý III/2023.