Sơ Đồ Tổ Chức Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn

Sơ Đồ Tổ Chức Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn

Công ty Toyota Hiroshima Tân Cảng - HT

Công ty Toyota Hiroshima Tân Cảng - HT

Các mô hình công ty phổ hiến hiện nay

Có rất nhiều mô hình tổ chức công ty như mô hình ma trận, cơ cấu tổ chức theo chức năng, mô hình tổ chức phẳng, sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần theo địa lý và mô hình tổ chức phân quyền. Dưới đây AZTAX sẽ tổng hợp các loại mô hình tổ chức của công ty cổ phần.

Mô hình 2: Sơ đồ tổ chức không có Ban kiểm soát

Mô hình này bao gồm 3 bộ phận chính: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, và Giám đốc/Tổng giám đốc, và không có Ban kiểm soát.

Theo mô hình này, ít nhất 20% thành viên của Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập. Đồng thời, cần có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, và nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán sẽ được quy định trong Điều lệ công ty hoặc theo quy chế hoạt động do Hội đồng quản trị ban hành.

Việc các công ty cổ phần thành lập cho mình một sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần riêng sẽ cho mọi người biết nguồn lực nội tại của công ty có đồng nhất với mục tiêu, chiến lược chung mà công ty đang hướng đến hay không. Thông thường, sơ đồ tổ chức bộ máy công ty hoàn chỉnh sẽ có thứ bậc rõ ràng. Điều này giúp mọi người khi nhìn vào sẽ phân định được ai là cấp trên? Ai là cấp dưới? Ai là ngang cấp? Nhiệm vụ đặt ra cho các công ty là cần phải xác định đúng đắn các chức năng quản lý, từ đó xây dựng mộ t cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần hợp lý.

Đây là tiền đề cần thiết, khách quan để tổ chức công ty có thể đạt hiệu quả cao về các mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội và sản xuất.

Tạo sơ đồ tổ chức công ty bằng cách xác định các loại cơ cấu của công ty cổ phần

Khi chủ sở hữu bắt tay vào thực hiện sơ đồ tổ chức công ty cổ phần thì cần nghiên cứu kỹ mô hình công ty cổ phần phù hợp với quy mô phát triển và nội tại công ty. Vì một mô hình cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần đầy đủ và đúng đắn thì sẽ có thể hỗ trợ công ty hoạt động, vận hành được thuận tiện nhất.

Công ty khi đưa ra quyết định loại cơ cấu công ty cổ phần tổ chức cần xác định hai vấn đề dưới đây:

Ngoài ra, chủ sở hữu có thể tạo sơ đồ công ty bằng cách vẽ sơ đồ tổ chức. Khi thực hiện vẽ sơ đồ, chủ sở hữu cần lưu ý đảm bảo sơ đồ tổ chức hỗ trợ giao tiếp thông suốt trong toàn bộ hệ thống quản lý của công ty. Dưới đây là 2 bước vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần đơn giản

Xem thêm: Thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần

Vai trò từng bộ phận trong sơ đồ tổ chức công ty cổ phần

Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần là yếu tố quan trọng trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp hiện nay. Dưới đây sẽ là danh mục giải thích các chức vụ trong công ty cổ phần theo các chức năng, nhiệm vụ cũng như quá trình quản lý của từng bộ phận trong sơ đồ.

Căn cứ theo Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông trong sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần cụ thể như sau:

1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.

Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;

b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;

c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;

d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;

đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

h) Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

k) Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

l) Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

m) Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết;

n) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Thông thường, cuộc họp Đại hội đồng được diễn ra mỗi năm một lần. Ngoài các cuộc họp thường niên thì Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường để giải quyết các vấn đề phát sinh trong công ty. Địa điểm họp là nơi cổ đông tham dự họp, phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.

Nội dung cuộc họp Đại hội đồng cổ đông diễn ra với các vấn đề cần giải quyết như kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty, báo cáo tài chính và báo cáo của Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của từng thành viên trong Hội đồng quản trị công ty.

Bên cạnh đó, nội dung cuộc họp còn có báo cáo của Ban kiểm soát, kết quả hoạt động của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, báo cáo tự đánh giá của các thành viên, mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại cổ phần và các vấn đề có liên quan khác.

Xem thêm: Công ty cổ phần là gì?

Xem thêm: Người nắm giữ cổ phần là gì?

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý và có toàn quyền nhân danh công ty, để quyết định và thực hiện quyền, nghĩa vụ của công ty (trừ các quyền của Đại hội đồng cổ đông). Căn cứ theo Điều 153 Khoản 2 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị trong sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần như sau:

a) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

b) Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

c) Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;

d) Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty;

đ) Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 của Luật này;

e) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;

g) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

h) Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật này;

i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;

k) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;

l) Quyết định cơ cấu của công ty cổ phần, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;

m) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;

n) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;

o) Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;

p) Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty;

q) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần có từ 3 đến 11 thành viên. Thông thường, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 5 năm, sau đó bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Thành viên của Hội đồng quản trị phải đáp ứng các điều kiện như không phải là lực lượng vũ trang nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, cán bộ, công chức, người chưa thành niên, cán bộ lãnh đạo, phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh…

Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị trong trường hợp như có đề nghị của Ban kiểm soát, Giám đốc/Tổng giám đốc. Ngoài ra, cuộc họp có thể tiến hành nếu có đề nghị của ít nhất 2 thành viên Hội đồng quản trị và các trường hợp khác do điều lệ quy định.