Pháp luật luôn là một trong những công cụ sắc bén trong quá trình Nhà nước quản lý xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được nguồn gốc của pháp luật hay pháp luật ra đời khi nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này:
Pháp luật luôn là một trong những công cụ sắc bén trong quá trình Nhà nước quản lý xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được nguồn gốc của pháp luật hay pháp luật ra đời khi nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này:
Đáp án: Đáp án đúng là đáp án C. Pháp luật ra đời khi nhà nước ra đời.
Nguồn gốc của pháp luật được xem xét dưới 02 góc độ là theo quan niệm chung của xã hội và theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.
+ Ở xã hội cộng sản nguyên thủy, do nhu cầu của cuộc sống cộng đồng, các quan hệ xã hội giữa người và người được điều chỉnh bằng các quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán và các quy tắc tôn giáo.
+ Khi xã hội xuất hiện sở hữu tư nhân, sự phân chia giai cấp, người giàu, người nghèo, người bóc lột và bị bóc lột, đồng thời, cũng nảy sinh những mâu thuẫn giai cấp đối kháng, đòi hỏi phải có những quy tắc xử sự mang tính bắt buột chung được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế đối với các thành viên trong xã hội và một tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt có bộ máy cưỡng chế đảm bảo cho các quy tắc xử sự đó được thực hiện.
=> Do đó những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
Pháp luật hình thành bằng ba con đường chủ yếu: Nhà nước thừa nhận những tập quán đã có từ trước phù hợp với lợi ích của mình và nâng lên thành pháp luật; Nhà nước thừa nhận các quyết định có trước về từng vụ việc cụ thể của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính cấp trên để trở thành khuôn mẫu cho các cơ quan cấp dưới tương ứng giải quyết những vụ việc tương tự xảy ra – Án lệ; Nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật. Đó cũng chính là nguồn gốc của pháp luật.
+ Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng cũng như Nhà nước, pháp luật là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Pháp luật không phải là ý chí của thượng đế hay của một lực lượng siêu nhiên nào ngoài trái đất gán ghép vào xã hội.
+ Pháp luật nảy sinh trong đời sống xã hội, là kết quả của sự biến đổi xã hội từ xã hội không có giai cấp sang xã hội có giai cấp:
+ Trong xã hội nguyên thủy chưa có Nhà nước thì cũng chưa có pháp luật. Để quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội khi đó người ta dựa vào tập quán, đạo đức, tín điều tôn giái… Là những công cụ điều chỉnh thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích chung của các thành viên trong xã hội nên được mọi người thừa nhận và tự giác tuân theo.
=> Nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật, nghĩa là, khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất thì những công cụ quản lý như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo… không còn khả năng hoặc không thể duy trì quản lý xã hội được nữa, vì ý chí các thành viên trong xã hội không còn thống nhất; lợi ích các giai cấp trong xã hội đã có sự khác biệt căn bản, thậm chí đối lập với nhau. Trong điều kiện đó, để có thể giữ cho xã hội trong vòng “trật tự”, đồng thời bảo vệ được lợi ích của giai cấp mình, giai cấp, lực lượng thống trọ đã thông qua Nhà nước hình thành ra một công cụ điều chỉnh mới là pháp luật.
Do đó, pháp luật ra đời do nhu cầu xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một giai đoạn nhất định, giai đoạn xã hội đã phát triển quá phức tạp, đã xuất hiện những giai cấp có lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội.
=> Tựu chung lại cả hai quan điểm đều thống nhất sự ra đời của pháp luật gắn liền với sự ra đời của nhà nước. Do đó đáp án C là đáp án chính xác. Các quan điểm khẳng định còn lại là các khẳng định sai và chưa đúng về nguồn gốc của pháp luật.
Như vậy, Pháp luật ra đời khi nào? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết. Chúng tôi mong rằng qua bài viết sẽ giúp các em học sinh nắm được những khái niệm, nội dung và bản chất của pháp luật phục vụ cho việc trả lời các câu hỏi khác nhau nếu gặp phải.
Phi công là người làm việc trong ngành hàng không. Họ có nhiệm vụ vận hành máy bay để đưa hành khách hoặc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này tới địa điểm khác. Họ được tuyển dụng bởi các hãng hàng không thương mại, các tập đoàn hoặc chính phủ.
Khi nói đến công việc tương lai, các bạn học sinh cấp ba thường tự hỏi: “để làm công việc đó, cần học ngành gì, thi khối nào?”. Điều này cũng đúng trong trường hợp của những ai muốn trở thành phi công. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi “phi công thi khối gì?”.
Học viên tại Học viện Hàng không Việt Nam.
Trên thực tế, để trở thành phi công, bạn không cần thi Đại học. Thay vào đó, bạn cần phải tham gia khóa học đào tạo (kéo dài 14 – 24 tháng) tại các cơ sở huấn luyện được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn. Điều đó có nghĩa là, kết quả thi Đại học – Cao đẳng (dựa trên điểm của tổ hợp môn thi các khối A, B, C, D,…) không có nhiều giá trị trong trường hợp này.
Để được tuyển sinh vào các khóa đào tạo phi công, ứng viên sẽ phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản về sức khỏe, ngoại hình, khả năng ngoại ngữ,… mà trung tâm đào tạo yêu cầu.
Làm phi công thì học ngành gì và ở đâu?
Để đủ điều kiện bắt đầu học làm phi công, bạn chỉ cần tốt nghiệp bậc trung học phổ thông. Tuy nhiên, để trở thành phi công lái máy bay dân dụng, bạn cần phải tham gia khóa học phi công tại cơ sở huấn luyện được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn. Trong quá trình đào tạo, học viên sẽ được học các môn học sau:
Huấn luyện kỹ năng bay sử dụng thiết bị
Huấn luyện kỹ năng bay nâng cao, sử dụng thiết bị
Ngành phi công hấp dẫn các bạn trẻ.
Sau chương trình phi công cơ bản, học viên sẽ phải tham gia huấn luyện chuyển loại để thành lái phụ trong khoảng 1 năm, rồi phải cần thêm hàng nghìn giờ bay và 5 năm tích lũy kinh nghiệm mới có thể trở thành lái chính. Do đó, đào tạo được một phi công thực thụ thường sẽ phải mất từ 7 đến 9 năm. Các trường đào tạo phi công tại Việt Nam phải kể đến:
Trường Phi công Bay Việt (Viet Flight Training)
Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không thuộc Tập đoàn Vingroup
Công ty hàng không Tre Việt (Bamboo Airway)
Stanford Aviation International Company (SAIC)
Nhân viên tư vấn pháp luật được đánh giá là một trong những sự lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng nhất bởi nhu cầu tuyển dụng trong các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân đều khá cao ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, làm thế nào để bước chân vào một lĩnh vực đòi hỏi cao như vậy? Cần phải có những loại bằng cấp, kỹ năng gì? Nhân viên tư vấn pháp luật nói riêng và những người làm công tác pháp lý nói chung đang được mệnh danh là những người "gác cổng" cho doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều công ty đầu tư xây dựng bộ phận pháp lý chuyên nghiệp để đảm bảo sự an tâm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Điều này đã tạo điều kiện cho rất nhiều bạn trẻ đam mê ngành luật dấn thân và phát triển sự nghiệp của riêng mình. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin này nhé!
1. Nhân viên tư vấn pháp luật là làm gì?
Nhân viên tư vấn pháp luật là người cung cấp các thông tin, lời khuyên liên quan đến luật pháp cho người nhận tư vấn, có thể trực tiếp hoặc bằng văn bản. Họ có thể làm việc cho bộ phận pháp lý của các doanh nghiệp, công ty tư vấn pháp lý hoặc là tự mở công ty tư vấn riêng nếu có đủ năng lực và trình độ chuyên môn.
Nhân viên tư vấn pháp luật trong doanh nghiệp sẽ phải cung cấp thông tin liên quan đến quy trình thành lập doanh nghiệp, quy trình vận hành, nộp thuế, các quy định về nhân sự, chính sách phúc lợi cho nhân viên,... Họ cũng sẽ phải đảm bảo tính pháp lý của các văn bản, nội quy được ban hành trong công ty, hợp đồng làm ăn với đối tác,...
Không chỉ hỗ trợ trực tiếp cho chủ doanh nghiệp, nhân viên tư vấn pháp luật cũng phải phối hợp với tất cả các phòng ban khác khi được yêu cầu hoặc khi có công việc liên quan đến pháp luật cần xử lý.
Trong nhiều trường hợp, họ sẽ cùng với lãnh đạo công ty gặp gỡ đối tác nước ngoài để trao đổi, thương lượng về việc hợp tác, làm ăn để đảm bảo lợi ích của cả hai bên và đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước.
2. Học gì ra làm Nhân viên tư vấn pháp luật?
Bằng Cử nhân Luật hoặc Luật Kinh tế, Luật Kinh doanh là điều kiện bắt buộc đối với những ai muốn trở thành nhân viên tư vấn pháp luật.
Bạn có thể theo học các ngành này tại những ngôi trường đào tạo nổi tiếng như:
Ngoài ra, bạn cũng cần phải có chứng chỉ hành nghề Luật nếu như muốn xin vào các công ty lớn hoặc muốn nâng cao cơ hội thăng tiến của mình. Nếu như bạn yêu thích ngành luật, có kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin, cẩn thận, khách quan, trí nhớ tốt và chịu được áp lực cao trong công việc thì sẽ chẳng có lý do gì để bạn từ bỏ đam mê của bản thân. Đây thậm chí là một sự lựa chọn sáng suốt khi mà nhu cầu tuyển dụng nhân viên tư vấn pháp luật ngày càng cao như hiện nay.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề: Nghề bán hàng có tương lai hay không? việc làm bán hàng phổ biến Top 10 việc làm "hot" nhất ngành công nghiệp trò chơi điện tử Người cẩn thận, tỉ mỉ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp không? công việc nào thì phù hợp? Mục tiêu nghề nghiệp có thực sự quan trọng? làm gì để tạo mục tiêu phù hợp?