Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường đại học uy tín tại Việt Nam, với các chương trình đào tạo chất lượng và cơ sở vật chất hiện đại. Việc tổ chức kỳ thi B1 VSTEP tại đây mang lại sự thuận tiện và tiện lợi cho các thí sinh trong khu vực.
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường đại học uy tín tại Việt Nam, với các chương trình đào tạo chất lượng và cơ sở vật chất hiện đại. Việc tổ chức kỳ thi B1 VSTEP tại đây mang lại sự thuận tiện và tiện lợi cho các thí sinh trong khu vực.
Ngoài ra đối với 03 đối tượng sau cần bổ sung 01 bản photo thẻ sinh viên, thẻ học viên và nghiên cứu sinh:
Chuẩn bị cho kỳ thi B1 VSTEP Đại học Sư phạm TPHCM là một hành trình quan trọng đối với sự phát triển cá nhân của bạn. Hãy áp dụng các bí quyết và lời khuyên trên để tự tin và thành công trong kỳ thi của mình. EDUSA chúc các bạn học tốt!
Hết quyền sở hữu trí tuệ và nhập khẩu song song
Ngay sau khi hàng hóa mang quyền sở hữu trí tuệ (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, quyền tác giả) được bán ra thị trường bởi chính chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, hoặc người được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ cho phép (chủ thể quyền) thì hàng hóa đó được phép tự do lưu thông, khai thác công dụng bất luận chủ thể quyền có đồng ý hay không. Hiện tượng này người ta gọi là hết quyền sở hữu trí tuệ ngay sau lần bán đầu tiên. Được công nhận rộng rãi ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam, hết quyền sở hữu trí tuệ có nguồn gốc từ thuyết bán hàng đầu tiên (“First-sale doctrine”) hay còn gọi là thuyết hết quyền (Exhaustion doctrine).
Nếu không công nhận rằng quyền sở hữu trí tuệ sẽ hết (cạn) ngay sau khi sản phẩm mang quyền sở hữu trí tuệ được bán đi hợp pháp thì những người đã mua một sản phẩm nào đó, ví dụ như ô tô Porsche, bộ truyện Harry Potter, đều phải xin phép nhà sản xuất Porsche và bà J. K. Rowling khi họ muốn bán sản phẩm này cho người khác.
Hết quyền sở hữu trí tuệ luôn gắn liền với hoạt động thương mại song song (parallel trade) hay còn biết đến bằng thuật ngữ phổ biến hơn là nhập khẩu song song (parallel import). Theo INTA, hàng hóa được nhập khẩu song song (hàng hóa từ thị trường xám – grey market) là hàng hóa có thương hiệu (genuine goods) được nhập khẩu và bán ở một thị trường nào đó mà không có sự chấp thuận của chủ nhãn hiệu ở thị trường này. Hàng hóa nhập khẩu này đã được sản xuất bởi hoặc được cấp li-xăng sản xuất bởi chủ nhãn hiệu nên nó không phải là hàng giả (counterfeit),[1] nhưng chúng thường được đóng gói lại và nhập khẩu vào thị trường trái với mong muốn của chủ nhãn hiệu.[2]
Hàng nhập khẩu song song không phải hàng giả và không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Nhìn chung tất cả các mặt hàng nhập khẩu song song vào Việt Nam đều có thể được coi là ngoại lệ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kể cả dược phẩm. Cụ thể hơn, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người được phép nhập khẩu song song là việc nhập khẩu thuốc có cùng tên biệt dược với thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành khi các công ty dược phẩm nước ngoài định giá thuốc ở nước này thấp hơn nước kia. Ví dụ: nhà sản xuất X sản xuất sản phẩm S đã được cấp số đăng ký và đang được bán ở thị trường Việt Nam với mức giá G1. Cũng sản phẩm S, nhà sản xuất X bán sang nước A với mức giá G2. Nếu mức giá G2 thấp hơn mức giá G1, một nhà nhập khẩu Việt Nam có thể nhập khẩu sản phẩm S từ nước A để bán tại Việt Nam với mức giá G3 với điều kiện G3 luôn thấp hơn G1 (G3 < G1).[3]
Về mặt pháp lý, hàng nhập khẩu song song mang các quyền sở hữu trí tuệ nhìn chung đều không bị coi là hàng giả, hoặc hàng xâm phạm quyền SHTT theo pháp luật Việt Nam. Cụ thể hơn, sản phẩm ở kênh thương mại song song chứa quyền độc quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí không phải là hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp vì Điều 125(2)(b) Luật SHTT 2022 quy định rằng chủ thể quyền không có quyền ngăn cấm người khác lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm mang các quyền sở hữu công nghiệp đó nếu chính sản phẩm đó đã được chủ thể quyền, người được li-xăng bởi chủ thể quyền, đưa ra thị trường trong nước và quốc tế.
Hết quyền sở hữu trí tuệ cũng áp dụng đối với một phần quyền tài sản thuộc quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó, chủ thể quyền không có quyền ngăn cấm người khác phân phối lần tiếp theo hoặc nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học; bản gốc, bản sao bản định hình cuộc biểu diễn; bản gốc, bản sao bản ghi âm, ghi hình; hoặc bản định hình chương trình phát sóng nếu các bản gốc, bản sao hoặc bản định hình này được thực hiện bởi chủ thể quyền hoặc bởi người khác được chủ thể quyền cho phép.
Quyền đối với giống cây trồng cũng bị xem là hết đối với vật liệu nhân giống cây trồng được bảo hộ nếu nó đã được đưa ra thị trường bởi chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ cho phép, trừ trường hợp vật liệu nhân giống này được dùng để nhân tiếp giống cây trồng đó, hoặc trừ trường hợp xuất khẩu vật liệu của giống cây trồng đó vào các nước không bảo hộ các chi hoặc loài cây trồng đó.
Sáng 11/4, tại TAND Quảng Ninh, nói lời cuối trước khi tòa tuyên án, ông Ca cho hay từng nhiều năm công tác trong ngành pháp luật nên khi có hành vi sai trái sẽ sẵn sàng nhận tội.
Ông thừa nhận có mối quan hệ thân tình 19 năm với bị cáo Trương Xuân Đước, người đưa 35 tỷ đồng nhờ chạy án. "Tôi rất thương Đước, coi như em ruột. Mẹ tôi và mẹ Đước cũng rất quý nhau. Khi mẹ tôi ốm, Đước chăm sóc tận tình khiến tôi rất xúc động. Tôi chỉ có cho tiền chứ không bao giờ đi lừa lấy tiền của Đước", ông Ca nói.
Bị cáo từng 9 năm làm Giám đốc Công an Hải Phòng cho rằng luôn tuân thủ pháp luật, đây là nguyên tắc sống, nguyên tắc làm việc. Nhưng cuối cùng, ông lại để tình cảm anh em đè lên nguyên tắc. Vì thương đàn em mới ra cơ sự này. "Vì lụy tình mà cuối đời phạm tội", ông nói.
Cựu thiếu tướng Đỗ Hữu Ca tại TAND tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Lê Tân
Ông Ca trình bày không có ý chiếm đoạt tiền, không gặp gỡ vợ chồng Đước vào Tết Nguyên đán năm 2023 để nói "đã lo xong việc ở Công an Hải Phòng, còn ở Quảng Ninh đã nhờ người", như cáo trạng nêu. Tuy nhiên, ông thừa nhận "dù sao phạm tội vẫn là phạm tội".
Ông Ca nói "rất đau khổ, vô cùng hối hận" vì làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, uy tín cơ quan thực thi pháp luật và "mang họa cho mình". Cựu thiếu tướng 66 tuổi xin lỗi Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành công an cùng Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố Hải Phòng. Ông xin tòa khoan hồng cho Đước vì rất hiểu hoàn cảnh của người này.
Trong lời nói sau cùng, bị cáo Đước bày tỏ: "Xin HĐXX giảm tội cho anh Ca, còn tôi không cần gì cả".
Nguyễn Ngọc Anh (vợ ông Đước) bật khóc, trình bày còn cha mẹ già con nhỏ cần chăm sóc nên xin được khoan hồng. Ngọc Anh xin tòa giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo khác.
Các bị cáo còn lại đều tỏ rõ sự ăn năn hối hận, xin giảm nhẹ hình phạt.
Trương Xuân Đước từng được ông Ca coi như em trong nhà. Ảnh: Lê Tân
Trước đó trong phần tranh tụng, các luật sư bào chữa cho ông Ca cho rằng thân chủ "không gây nguy hại cho xã hội", mức án VKS đề nghị là quá nặng so với số tiền chiếm đoạt, dẫn chứng là vụ án Tân Hoàng Minh vừa xét xử. Các luật sư đề nghị không cách ly ông Ca với xã hội.
Đối đáp, đại diện VKS khẳng định việc định tội đều được xem xét kỹ lưỡng. Hành vi của các bị cáo có hệ thống bằng chứng rõ ràng.
Trước phiên tòa, Công an Hải Phòng, Hội luật gia Hải Phòng, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Thủy Nguyên, Giáo hội phật giáo Hải Phòng và nhiều tổ chức, cá nhân ở xã Kênh Giang có đơn xin giảm nhẹ tội cho ông Ca. Nội dung đều cho rằng ông Ca đạt nhiều thành tích trong công tác, có công triệt phá các băng ổ nhóm tội phạm, được nhân dân yêu quý và tin tưởng. Ông được tặng nhiều huân huy chương, bằng khen...
Tại phần luận tội, VKS đề nghị tòa phạt ông Ca 10-11 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ông Đước từ 24 tháng đến 30 tháng tù về tội Mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước và từ 7 năm đến 7 năm 6 tháng tù về tội Đưa hối lộ, tổng hình phạt 9-10 năm tù. Theo VKS, ông Đước có vai trò chủ mưu nhưng ăn năn hối cải, thừa nhận hành vi.
Ngọc Anh bị đề nghị 18 đến 24 tháng tù về tội Mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước và 3 đến 4 năm tù do Đưa hối lộ, tổng hình phạt là 4 năm 6 tháng đến 6 năm tù.
Ông Nguyễn Đình Đương, cựu chi cục trưởng Chi cục thuế huyện Cát Hải, bị đề nghị 6 năm 6 tháng đến 7 năm 6 tháng tù và nhân viên dưới quyền Đỗ Thanh Hoài bị đề nghị 4 năm 6 tháng đến 5 năm 6 tháng tù, về tội Nhận hối lộ.
Ông Đặng Khắc Thành bị đề nghị 18 đến 24 tháng tù và Hà Thị Bích Nhàn bị đề nghị 15 đến 18 tháng tù với tội Mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
Các bị cáo Hà Thị Trang, Đỗ Thị Đua, Vũ Ngọc Tú, Chu Thị Thu Hiền, Nguyễn Hiền Tài và Ngô Văn Tuyên bị đề nghị phạt từ 350 triệu đồng đến 3 tỷ đồng với tội Trốn thuế.
TAND tỉnh Quảng Ninh sẽ tuyên án vào chiều mai.
Theo kết quả điều tra, ông Đước, 52 tuổi, ở quận Hải An, Hải Phòng bắt đầu buôn bán hóa đơn trái phép kiếm lời từ năm 2005 khi thành lập Công ty Cổ phần Khánh Dung. Ngọc Anh (vợ ông Đước) phụ trách kế toán thuế, hợp thức hóa hồ sơ, chứng từ để buôn bán hóa đơn. Vợ chồng ông Đước bị cáo buộc đã thành lập 26 công ty "ma" và mua chuộc hai cán bộ thuế ở huyện Cát Hải là Đương và Hoài.
Khi bị Công an tỉnh Quảng Ninh điều tra hành vi phạm pháp, ông Đước bỏ trốn rồi chỉ đạo vợ cầm 35 tỷ đồng đến nhờ ông Ca chạy án.
Việc chưa thành, ngày 3/2/2023, ông Đước bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh bắt về hành vi mua bán trái phép hóa đơn. 15 ngày sau, ông Ca bị bắt.