Chúng tôi sử dụng cookies để cá nhân hóa nội dung theo sở thích của bạn và đo lường hiệu quả tiếp thị. Chi tiết được mô tả trong
Chúng tôi sử dụng cookies để cá nhân hóa nội dung theo sở thích của bạn và đo lường hiệu quả tiếp thị. Chi tiết được mô tả trong
ILA Vietnam là một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tiếng Anh có vốn sở hữu nước ngoài, chuyên cung cấp các chương trình học và dịch vụ bao gồm:
ILA hiện sở hữu nhiều giải thưởng và thành tựu cả trong và ngoài nước về chất lượng giảng dạy, giáo trình và các khóa học cùng những đóng góp cho cộng đồng Việt Nam và nhiều cộng đồng khác.
Tiếng Anh Trẻ em & Thanh Thiếu Niên
Tiếng Anh dành cho Doanh nghiệp
Biệt thự 01-10 Khu đô thị Mỗ Lao, Phường Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội.
LK 6, Nguyễn Văn Lộc, Hà Đông, Hà Nội.
Toà nhà CT2, Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội.
21 Ngõ 17/2 Nguyễn Văn Lộc, Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội.
Tuticare - Nguyễn Văn Linh 377 Nguyễn Văn Linh, Phường Thạc Gián
Một số địa danh thuộc phường Văn Quán - quận Hà Đông
UBND Phường Văn Quán - quận Hà đông
Công an phường Văn Quán – Q. Hà đông
Trường mầm non Hoa Sen - P. Văn Quán - Q. Hà Đông
Trường mầm non Thần Đồng - P. Văn Quán - Q. Hà Đông
Trường tiểu học Ban Mai - quận Hà đông
Trường tiểu học Nguyễn Du - quận Hà đông
Trường THCS Văn Quán - quận Hà đông
Trường THPT Phan Bội Châu - P. Văn Quán - Q. Hà Đông
Trường thực nghiệm Victory - Q. Hà đông
Học viện An ninh nhân dân - quận Hà đông
Trường đại học Hà Nội - quận Hà đông
Trường đại học Kiến trúc - quận Hà đông
Trường đại học Sư phạm nghệ thuật trung ương - quận Hà đông
Học viện Cán bộ Quản lý Xây Dựng và Đô Thị - quận Hà đông
Tòa nhà chung cư CT1 Nàng Hương - quận Hà đông
Tòa nhà chung cư New Skyline - quận Hà đông
Tòa nhà chung cư Rainbow - quận Hà đông
Tòa nhà chung cư SDU Tower - quận Hà đông
Tòa nhà chung cư 197 Trần Phú HTT2 - quận Hà đông
Tòa nhà chung cư Sông Đà Urban MediaMart Thanh Xuân - quận Hà đông
Tòa nhà chung cư CT1 Văn Quán - quận Hà đông
Tòa nhà chung cư CT2 Văn Quán - quận Hà đông
Tòa nhà chung cư CT3 Văn Quán - quận Hà đông
Tòa nhà chung cư CT7 Văn Quán - quận Hà đông
Tòa nhà chung cư CT8 Văn Quán - quận Hà đông
Chùa Văn Quán (Linh Quang Tự) - quận Hà đông
Đền Độc Cước – Mộ Công Chúa - quận Hà đông
Ký Túc Xá trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội – phường Văn Quán
Địa chỉ Trung Tâm phân tích và kiểm định địa chất - phường Văn Quán
Viện khoa học địa chất và khoáng sản - quận Hà Đông
Trích từ bài viết của Trịnh Thanh Thủy trên tranquanghai.info
Sau khi nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nằm xuống, trên mạng mọi người bắt đầu truyền nhau nghe nhạc ông sáng tác. Càng nghe lại càng yêu mến ông hơn vì tôi và biết bao nhiêu người Việt ở miền Nam trước 75 đã sống và chia sẻ cùng ông những tư duy, tâm sự, hay cảnh ngộ ngang trái của con người trong một đất nước có chiến tranh trên cả hai miền Nam và Bắc. Nhất là trong cái cảnh mưa phùn, gió rít của một mùa xuân Cali 2018, xứ người, trời gây gây lạnh, cái buồn nhè nhẹ bỗng lãng đãng trong tôi. Giọng ca mê hoặc lòng người của Hà Thanh mà người ta gọi là sang cả, quấn quít, ám ảnh óc tôi khôn nguôi. Hình như nỗi thương, niềm nhớ một mùa xuân nó bàng bạc trong nhạc của Nguyễn Văn Đông và vận vào ông đến nỗi ông đã ra đi vào một ngày xuân và đã không bao giờ trở lại. Trong buổi gặp gỡ tháng 12 năm 2011, tôi có nói chuyện với ông về các tác phẩm đã làm sáng danh ông vào thập niên 60 như Chiều mưa biên giới, Mấy dặm Sơn Khê, và Về mái nhà xưa.v..v… Ông đem ra một cái máy hát cầm tay cũ, một tập nhạc và một chồng CD trong đó có những đĩa nhạc của ông. Ông bảo: “Đây là những CD có nhạc của chú do các ca sĩ hát nhạc chú, tặng chú. Chú cho cháu thâu lại hay lấy bất cứ bản copy nhạc nào của chú nhưng không được bán hay làm thương mại”. Tôi chọn ra những bài hát tôi ưa thích và ông đã ký đề tặng tôi. Nhìn những dòng chữ như rồng bay phượng múa “Quý mến tặng cháu Trịnh Thanh Thủy”, tôi giật mình tự hỏi khi nào chữ viết tay đẹp như vậy tuyệt chủng, bởi lâu lắm rồi tôi không nhìn thấy những dòng chữ viết tay đẹp như vậy, vì thời đại này, tôi và nhiều người quen nhìn những dòng chữ đánh máy của máy tính, của Iphone hằng ngày.
Tôi thấy trong các CD nhạc có rất nhiều bài do Hà Thanh hát, nhân đấy tôi hỏi “Cháu có biết và hay nói chuyện với cô Hà Thanh, cô Hà Thanh hát nhạc chú rất hay”. Nghe tôi nói vậy, mắt ông bỗng xa xăm. Ông cầm cuốn CD của Hà Thanh lên một cách trân quí,”Hà Thanh hát nhạc của chú đạt nhất”. Rồi ông mở cái máy hát cũ, giọng trong và cao của con hoạ mi xứ Huế vút lên, người nhạc sĩ chìm vào dĩ vãng và thế giới của riêng mình. Tôi bắt đầu bàn luận với ông về âm vực của Hà Thanh, tôi thích cái lối cô luyến láy. Ông bảo Hà Thanh hát dễ dàng những bài có âm vực rộng của ông viết. Từ ngày cô qua Mỹ, ông không còn gặp cô nhưng ông vẫn theo dõi theo tiếng hát của cô đều đặn. Tôi bảo tôi thích nhất là bài Mấy dặm sơn khê của ông nó vừa buồn vừa lãng mạn, nhất là do Thái Thanh hát. Ông đồng ý nói, Thái Thanh có âm vực rất tốt, hát được những bài có nốt cao như “Mấy dặm sơn khê” của ông thật tuyệt vời. Tôi hỏi thêm, hình như những bản nhạc của chú đều viết cho những người có âm vực rộng. Ông cười nói, “Do đó có những bản chú phải viết lại cho các ca sĩ khác dễ hát hơn”. Tôi tò mò: “Trong quá trình sáng tác, chú có viết nhạc cho riêng một ca sĩ nào, hình bóng nào rõ rệt không?”. Ông bảo “Khi có, khi không, tùy lúc và tùy hứng, cháu ơi”. Tôi bắt đầu nhắc đến thời vàng son của ông với những bản nhạc nổi tiếng như “Chiều mưa biên giới, Hải ngoại thương ca, Tình khúc hàng hàng lớp lớp ..v..v…” Tôi bảo chú là người đầu tiên trong âm nhạc trước 1975, dùng chữ “Hải ngoại” đó. Tôi tiếp tục nhận xét “Cháu yêu thích những câu kết trong nhạc của chú, câu nào cũng mang ấn tượng sâu đậm cho nguời hát và người nghe khiến họ nhớ mãi. Như câu “Em ái yêu trong chiều đông gió, mang áo xanh theo chồng sang sông, quên mái tranh quên, con đò xưa”. Tôi cười cười, dí dỏm hỏi, “vừa âu yếm, vừa nao lòng, có phải bài này chú viết cho người yêu đầu đời không?”. Chú cũng cười bảo tôi, muốn hiểu sao cũng được, nhưng bài này có hình ảnh quê cũ là Tây Ninh, ngày chú trở lại, nên trong đầu bài nhạc có ghi “Dâng mảnh đất quê nghèo -Tây Ninh-. Về sau 10 năm xa cách, ngày về vẫn với tâm hồn bơ vơ, cô độc, và tấm lòng dễ tin, dễ yêu như ở buổi ra đi. N.V. Đ. 1964.”
Ông nói thêm rằng, sau này ông nghe có những ca sĩ hát bài này, lời bị sai mà họ cứ hát khiến ý nghĩa lời hát bị méo mó. Đó là câu “Tôi lắng nghe tâm tình nhân thế, qua đáy tim chưa đục sông Mê…”. Họ hát thành“qua đáy tim chưa đục “song mê” hay “song khuya”. Ông bảo trong bản nhạc phát hành hồi đó ông đã cẩn thận ghi chú “Sông Mê, nghĩa bóng, tức lòng không bợn nhơ”. Rồi ông ngồi tỉ mỉ giải thích cho tôi nghe nghĩa của Sông Mê. Khi người ta chết phải đi qua cầu Nại Hà, dưới đó là Sông Mê, rồi uống chén cháo lú để quên kiếp trước, không còn thương tiếc nuối về cảnh cũ mà lộn kiếp trở lại. Nghe ông giải thích tôi mới vỡ lẽ ra ý nghĩa sâu sắc của câu “Tôi lắng nghe tâm tình nhân thế qua đáy tim chưa đục sông Mê”, có nghĩa lòng người trở về còn y như lúc đi, yêu mảnh đất quê, yêu mái tranh và chưa quên hình bóng người xưa. Nhất là còn yêu lắm lắm, thế mà nhân tình thế thái đổi thay “và em ái yêu đã mang áo xanh theo chồng sang sông mất rồi”.
Tôi tấn công thêm “Lòng trần còn tơ vương khanh tướng, thì đường trần mưa bay gió cuốn, còn nhiều anh ơi”, theo cháu, câu cuối lại là câu sâu sắc nhất trong bài nhạc “Chiều mưa Biên giới” chú ơi”. Mặt ông bỗng sa sầm, giọng đầy cảm xúc “Chính câu này đã là câu hát gây rắc rối cho đời chú.”. Ông hồi tưởng lại những giây phút gặp khó khăn phải đương đầu với chính quyền VNCH. Những câu hát trong bài “Chiều mưa biên giới” đã làm ông khó xử. Ông tiếp “Những gì chú viết đều là cảm xúc thật, những câu hát trong bài Chiều mưa biên giới là những câu hát nói lên nỗi lòng thương nhớ của người đi chiến đấu, dành lại non sông, mà chính chúng lại khiến chú khó xử với chính quyền đương thời ngày đó.”
Ông không kể tôi nghe chi tiết, nhưng sau này tôi đọc các bài viết thì biết ông bị phạt trọng cấm 15 ngày và tác phẩm này cùng “Mấy dặm sơn khê” bị cấm lưu hành một thời gian với lý do nội dung làm suy yếu tinh thần binh sĩ. Bản nhạc có lời đề tặng rất cảm động “Kính tặng các chiến sĩ một nắng hai sương, lao mình nơi tiền tuyến. Kỷ niệm Đồng Tháp Mười(biên giới Việt-Cambod- 1956)”.