Địa chỉ : Nguyễn Văn Linh, Thanh Khê, Đà Nẵng
Địa chỉ : Nguyễn Văn Linh, Thanh Khê, Đà Nẵng
Ứng Dụng tìm kiếm địa điểm ăn uống
Nhanh & tiện lợi - với hàng ngàn địa điểm, bình luận, hình ảnh & thành viên chia sẻ
Techcombank Chi nhánh Hai Bà Trưng
Techcombank 18 Tam Trinh thuộc Chi nhánh nào
Ứng Dụng tìm kiếm địa điểm ăn uống
Nhanh & tiện lợi - với hàng ngàn địa điểm, bình luận, hình ảnh & thành viên chia sẻ
Đánh giá (Vui lòng đăng nhập hoặc tạo tài khoản trước khi viết đánh giá.)
Vui lòng viết nội dung đánh giá và xếp hạng. Bạn sẽ cần phải đăng nhập để gửi đánh giá.
Đánh giá các tiêu chí cụ thể (Tiêu chí cụ thể giúp đánh giá chính xác hơn)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hai anh em Nguyễn Việt (25 tháng 2 năm 1981 – 6 tháng 10 năm 2007) và Nguyễn Đức (ngày 25 tháng 2 năm 1981) là cặp sinh đôi dính liền sinh đầu tiên ở Việt Nam. Được kỷ lục thế giới ghi nhận và được hỗ trợ bởi các tổ chức như hội chữ thập đỏ và chính quyền Việt Nam, họ đã được phẫu thuật tách rời vào năm 1988. Việt qua đời vào năm 2007.[1]
Việt và Đức sinh vào ngày 25 tháng 2 năm 1981 ở tỉnh Kon Tum, Tây Nguyên, Việt Nam. Việt là anh còn Đức là em. Dòng họ của họ xác nhận họ bị dính với nhau là tác động của chất độc da cam của quân đội Hoa Kỳ sử dụng với lý do diệt cỏ trong Chiến tranh Việt Nam. Mẹ của họ trồng lúa trong vùng đất từng bị chất độc màu da cam sau khi chiến tranh Việt Nam đã kết thúc. Bà còn uống cả nước trong khu vực đó.
Ngày 4 tháng 10 năm 1988, Việt và Đức được phẫu thuật tách ra thành công ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ca phẫu thuật do bác sĩ Trần Đông A làm trưởng kíp mổ và được sự giúp đỡ của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản. Sau đó, Việt bị hôn mê.
Sức khỏe của Việt yếu đi dần sau ca phẫu thuật. Tuy được các bác sĩ chăm sóc tận tình, sau 19 năm sống thực vật, anh đã chết vì viêm phổi vào ngày 6 tháng 10 năm 2007 ở tuổi 26.[2]
Hiện nay, Đức làm việc tại một bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh. Anh lập gia đình với Nguyễn Thị Thanh Tuyền vào ngày 16 tháng 12 năm 2006. Tháng 10 năm 2009, hai vợ chồng có hai người con sinh đôi khỏe mạnh bình thường với một bé trai và một bé gái.
Đức đặt tên hai đứa con mình là Phú Sĩ và Anh Đào để tri ân sự giúp đỡ của người Nhật.[3]
Trong lịch sử dân tộc ta, có nhiều thời kỳ võ công oanh liệt gắn liền với sự phát triển rực rỡ của văn học nghệ thuật. Thời Lý - Trần; thời kháng chiến chống quân Minh; thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ cứu nước là những thời kỳ như vậy.
Những bài thơ như Nam quốc sơn hà, những câu thơ như “Người lính già đầu bạc/ Kể mãi chuyện Nguyên Phong” (niên hiệu vua Trần Thái Tông, gắn với chiến thắng Nguyên Mông tần thứ nhất 1258); “Xã tắc hai phen chôn ngựa đá/ Non sông nghìn thuở vững âu vàng” đã vượt qua mọi thử thách của thời gian. Văn học, từ chỗ phản ánh hiện thực đời sống; đã trở thành giá trị tinh thần, hào khí, cốt cách của dân tộc.
Đến nay, 2017, hòa bình đã được lập lại 42 năm. Nhưng ký ức chiến tranh vẫn còn tươi nguyên, nhất là với những chiến sĩ đã trực tiếp cầm súng. Họ không chỉ xả thân vì độc lập dân tộc mà còn là những nhà văn trung úy, những nhà văn binh nhì đã và đang làm nên những chiến tích mới trong văn học nghệ thuật. Đã có hàng trăm, hàng nghìn tiểu thuyết đồ sộ, đã có tủ sách “Mãi mãi tuổi hai mươi” rực lửa, chan chứa giá trị nhân văn khiến cả thế giới kinh ngạc, khâm phục. Song vẫn chưa hết. Những hồi ức binh nhì tiếp tục ra đời.
“Quảng Trị 1972” của Nguyễn Quang Vinh là một cuốn sách như vậy, cuốn sách hấp dẫn từ đầu chí cuối, với những chi tiết hết sức sống động và chân thực về chiến tranh, tôi nghĩ rằng, không phải người cầm súng, không thể viết được. Nguyễn Quang Vinh, vốn là học sinh Trường Phổ thông Công nghiệp Hai Bà Trưng, hăng hái ra trận năm 1972, như tất cả mọi thanh niên thời ấy, với tâm thế “Chiến đấu là cao quý nhất. Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù” (Nhật ký Lê Mã Lương). Chân dung người chiến sĩ Giải phóng quân hồi ấy được Nguyễn Quang Vinh vẽ ra thật lãng mạn: “Có đoạn đi bên sườn núi, nhìn ra phía đông xuyên qua tán lá rừng, có thể nhìn thấy biển xa tít tắp. Rồi những cồn cát trắng nhỏ xíu, đồng ruộng, làng mạc xanh mờ và một dòng sông bạc đang uốn khúc, y như trên máy bay nhìn xuống. Tự nhiên lúc đó tôi thấy tự hào vô cùng. Dầu sao đôi chân của tôi cũng đã in dấu trong rừng Trường Sơn, in dấu lên con đường lớn của dân tộc, và lòng tôi cứ ngân lên hai câu thơ của Tố Hữu: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai"... Nhưng rồi thực tế chiến trường đã không chỉ có sự phơi phới. Anh là chiến sĩ rồi Tiểu đội trưởng Tiểu đội 4, Trung đội 2, Đại đội 11, Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 48, Trung đoàn Thép của Sư đoàn 320B tử thủ ở Thành cổ Quảng Trị và Mặt trận Cửa Việt. Đường hành quân, chủ yếu đi bộ từ Bắc vào Nam đã được anh nhớ lại: “Cả lũ đi mò trong đêm. Tôi bị ngã vào vũng nước, ướt sạch, quai dép bị đứt, đành phải đi đất. Hình như bị lạc rồi, ánh hỏa châu chập chờn khắp nơi. Đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ, tôi nghiến răng dùng hết sức bấm ngón chân xuống đất mà vẫn ngã. Mỗi bước đi là một bước ngã. Súng ống đồ đạc quật oành oạch, quần áo bẩn thỉu như trâu vấy. Nhiều lúc mệt quá, tôi cứ chống hai tay ngồi phệt dưới bùn mà nuốt nước mắt: cuộc đời chưa bao giờ bị cực khổ như thế này"! Cuộc sống ở chiến trường có những điều mà bây giờ lớp trẻ không thể hiểu nổi: “Sau bữa trưa chỉ có cơm với muối chúng tôi rửa bát bằng cách sục ca nhôm vào cát rồi chùi. Ở đây thì lấy đâu ra nước mà rửa bát. Có nước ở hố bom cách đó vài chục mét, nhưng ra lấy lại sợ bị pháo kích”...
Quảng Trị năm 1972 là đất của bom pháo và chết chóc. Đụng vào đâu cũng thấy xác chết, cả ta lẫn địch. Tiểu đoàn 3 của anh đã hai lần bị xóa sổ trong vòng ba tháng. Chỉ có tinh thần chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ là không chết. Đây là một đoạn viết về những người lính trẻ: “Từ cửa hãm đối diện, Lâm Thành xả một tràng AK hạ gục tên địch vừa bắn Chí Thành. Nhưng lúc này bốn bề đều có địch. Hai chiến sĩ trẻ của C11, là Lâm Thành và Tường “Hải Phòng”, đã dựa lưng vào nhau, chĩa súng AK ra hai phía bắn như điên. Mặc cho máu đang ròng chảy trên mặt một người và máu thấm đẫm vạt sườn người kia, hai anh vẫn bắn không ngừng, bắn mãi... Cách đó khoảng 100m, Tiểu đội trưởng Quế "Khương Trung” mang khẩu DKZ82 ra định lắp vào giá súng, nhưng không kịp. Thấy xe tăng địch đang rầm rầm xông đến, Quế hô chiến sĩ Quỳnh “Thái Bình” đem đạn ra ngay, nạp vào súng. Rồi không cần giá súng, Quế vác nòng khẩu DKZ82 lên vai, nhằm thẳng chiếc M48 đang chạy xế trước mặt bóp cò. Một quầng lửa da cam cùng tiếng nổ chói óc vang lên, chiếc xe tăng bốc cháy ngùn ngụt, không một tên địch nào sống sót”...
Mọi sự thật của chiến tranh đều được phơi bày một cách trần trụi. Cả dũng cảm và hèn nhát. Không ít cán bộ, chiến sĩ đã thoái lui, không đập bệnh cũng đảo ngũ. Nhưng trên tất cả là bản anh hùng ca của tuổi trẻ từ bộ đội chủ lực đến giao liên, du kích. Tác giả, trong hoàn cảnh cụ thể của mình đã có những trang viết xúc động, rất đáng tự hào về tuổi trẻ Hà Nội trong những ngày kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong đó có chính tác giả.
Văn học gần đây có khuynh hướng thiên về ký sự, mô tả sự thật như nó vốn có. Sự thật cuộc chiến đấu Quảng Trị năm 1972 hào hùng và tiêu biểu đến nỗi, không cần tới hư cấu, và bởi không cần đến hư cấu nên lay động sâu xa tới người đọc. Cuốn sách này của Nguyễn Quang Vinh không chỉ có giá trị lịch sử mà còn góp phần khẳng định một khuynh hướng mới có nhiều triển vọng trong đời sống văn học hiện nay.
Nguyễn Quang Vinh kể lại những ngày tháng của các anh ở Quảng Trị không để làm văn chương; mà là nén hương lòng tưởng niệm và tri ân những đồng đội đã hy sinh vì Tổ quốc:
Thế hệ chúng con đi như gió thổi
Quân phục xanh đồng sắc với chân trời
Lúc ngã vào lòng đất vẫn con trai.
Khép lại trang cuối cùng của cuốn sách; tôi hết sức khâm phục, biết ơn và càng thương nhớ các anh chị đã chiến đấu và hy sinh ở Quảng Trị; trong đó hai người anh của tôi là Liệt sĩ Nguyễn Đức Thúy và Liệt sĩ Nguyễn Sĩ Đường.
Tôi nhận thấy ở Nguyễn Quang Vinh một nhà văn - chiến sĩ. Dù anh không viết gì nữa, tôi tin anh đã có một chỗ đứng trên văn đàn.
Cuốn sách “Quảng Trị 1972" chắc chắn sẽ ghi được dấu ấn đặc biệt trong lòng bạn đọc.
Hồ Gươm, 21-3-2017 Nguyễn Sĩ Đại
Nguyễn Đắc Vinh (sinh ngày 25 tháng 11 năm 1972) là phó giáo sư, tiến sĩ hóa học và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, nguyên Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, từng là Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Ông sinh ngày 25 tháng 11 năm 1972, quê quán ở phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.[1] Cha mẹ ông, tiến sĩ Nguyễn Thụa và kỹ sư Trần Thị Luật, đều đã từng là lưu học sinh tại Đức và Tiệp Khắc.[2][3]
Nguyễn Đắc Vinh sinh ra tại Nghệ An và lớn lên tại Hà Nội. Tốt nghiệp tú tài trường cấp III Yên Hoà, Hà Nội, thi đại học đạt điểm cao, ông được cử đi du học đại học và sau đại học tại trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Bratislava (Slovakia – Tiệp Khắc cũ) từ 1990 – 2000.
Năm 2000, sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ hoá học, ông về Việt Nam, làm giảng viên Khoa Hóa học, lên đến chức Phó Chủ nhiệm khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ông trưởng thành trong công tác đoàn thể, được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 24 tháng 11 năm 2003, chính thức ngày 24 tháng 11 năm 2004. Năm 2006, ông là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu.
Tháng 5 năm 2007, ông được bầu làm Bí thư Đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tháng 12 năm 2007, ông được Hội đồng chức danh nhà nước phong tặng chức danh Phó giáo sư (và là phó giáo sư trẻ nhất năm đó), và được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm khoa Hóa học.
Tháng 12 năm 2007, ông được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Tháng 8 năm 2008, ông được bầu làm Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh kiêm Trưởng ban Thanh niên Trường học, kiêm Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam (từ tháng 2 năm 2009), Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (từ tháng 6 năm 2009), Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (tháng 10 năm 2009 – tháng 5 năm 2010).
Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, ông được bầu là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.
Năm 2011, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011-2016 tỉnh Đắk Nông.[4]
Ngày 5 tháng 10 năm 2011, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 11 khóa IX, ông được bầu là Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa IX.
Ngày 13 tháng 12 năm 2012, tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, ông tái đắc cử Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa X.
Ngày 26 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông tiếp tục được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 nhiệm kì 2016-2021.
Sáng ngày 16 tháng 4 năm 2016, theo Quyết định của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được điều động giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An nhiệm kỳ 2015-2020, trở thành một trong những vị Bí thư trẻ nhất Đảng bộ tỉnh này trong lịch sử tại thời điểm nhận nhiệm vụ.
Ngày 23 tháng 12 năm 2019, theo Quyết định số 1728-QĐNS/TW của Bộ Chính trị, ông được điều động, phân công giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông tiếp tục được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2021-2026.
Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, ông được bầu là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.
Ngày 23 tháng 12 năm 2019, theo Quyết định số 1728-QĐNS/TW của Bộ Chính trị, ông được điều động, phân công giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông tiếp tục được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2021-2026.
Chiều ngày 6 tháng 4 năm 2021, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với ông Nguyễn Đắc Vinh.
Sau đó sáng ngày 7 tháng 4 năm 2021, ông Nguyễn Đắc Vinh được Quốc hội bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội [5].
Từ tháng 7 năm 2021: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khóa XV.
Quảng Trị 1972 của Nguyễn Quang Vinh là một cuốn sách hấp dẫn từ đầu chí cuối.
Tác giả không phải là một nhà văn chuyên nghiệp. Anh là một chiến sĩ trực tiếp chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Mở đầu cuốn sách, tác giả viết:
“Tôi không phải nhà văn và viết cuốn sách này không để làm văn.
Nó chỉ là hồi ức của một người lính, kể về một đoạn đời ngắn nhưng đáng ghi nhớ nhất trong cuộc đời tôi ở Mặt trận Quảng Trị, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vô cùng ác liệt. Ở đó, cái sống và cái chết tranh chấp nhau từng giây một. Ở đó, trắng đen rõ rệt. Trần trụi sự thật. Trần trụi bản năng và mọi khía cạnh con người. Tất cả được phơi bày hết, phơi bày đến tận cùng cái tốt và cái xấu; dũng cảm và hèn nhát; nhân đạo và nhẫn tâm; cao cả và thấp hèn; có lý và phi lý… Cuốn sách được viết dựa trên những hồi ức của tôi và các đồng đội của tôi, đặc biệt là hai cuốn nhật ký của chính bản thân tôi, ghi lại chân thực nhiều chi tiết”.
Nguyễn Quang Vinh, sinh năm 1954 tại Hà Nội, nhập ngũ đầu năm 1972 khi còn là học sinh Trường phổ thông Công nghiệp Hai Bà Trưng, hăng hái ra trận với tâm hồn lãng mạn và tâm thế quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong nhật ký ra trận, anh viết: “Thế là đôi chân của tôi cũng đã in dấu trong rừng Trường Sơn, in dấu lên con đường lớn của dân tộc, và lòng tôi cứ ngân lên hai câu thơ của Tố Hữu: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
Nhưng rồi thực tế chiến trường đã không chỉ có sự phơi phới. Anh là chiến sĩ rồi Tiểu đội trưởng Tiểu đội 4, Trung đội 2, Ðại đội 11, Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 48, Trung đoàn Thép của Sư đoàn 320B tử thủ ở Thành cổ Quảng Trị và Mặt trận Cửa Việt. Ðường hành quân, chủ yếu đi bộ từ bắc vào nam đã được anh nhớ lại: “Cả lũ đi mò trong đêm. Tôi bị ngã vào vũng nước, ướt sạch, quai dép bị đứt, đành phải đi đất. Hình như bị lạc rồi, ánh hỏa châu chập chờn khắp nơi. Ðường bờ ruộng trơn như đổ mỡ, tôi nghiến răng dùng hết sức bấm ngón chân xuống đất mà vẫn ngã. Mỗi bước đi là một bước ngã. Súng ống đồ đạc quật oành oạch, quần áo bẩn thỉu như trâu vấy. Nhiều lúc mệt quá, tôi cứ chống hai tay ngồi phệt dưới bùn mà nuốt nước mắt: Cuộc đời chưa bao giờ bị cực khổ như thế này”! Cuộc sống ở chiến trường có những điều mà bây giờ lớp trẻ không thể hiểu nổi: “Sau bữa trưa chỉ có cơm với muối, chúng tôi rửa bát bằng cách sục ca nhôm vào cát rồi chùi. Ở đây thì lấy đâu ra nước mà rửa bát. Có nước ở hố bom cách đó vài chục mét, nhưng ra lấy lại sợ bị pháo kích”…
Quảng Trị năm 1972 là đất của bom pháo và chết chóc. Ðụng vào đâu cũng thấy xác chết, cả ta lẫn địch. Tiểu đoàn 3 của anh đã hai lần bị xóa sổ trong vòng ba tháng. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, một chiến sĩ Quảng Trị đã nhớ lại như sau: “Cứ sáng dậy mở mắt ra là thấy toàn lính mới”!
Chỉ có tinh thần chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ là không chết. Ðây là một đoạn Nguyễn Quang Vinh viết về những người lính trẻ: “Từ cửa hầm đối diện, Lâm Thành xả một tràng AK hạ gục tên địch vừa bắn Chí Thành. Nhưng lúc này bốn bề đều có địch. Hai chiến sĩ trẻ của C11, là Lâm Thành và Tường “Hải Phòng”, đã dựa lưng vào nhau, chĩa súng AK ra hai phía bắn như điên. Mặc cho máu đang ròng chảy trên mặt một người và máu thấm đẫm vạt sườn người kia, hai anh vẫn bắn không ngừng, bắn mãi… Cách đó khoảng 100m, Tiểu đội trưởng Quế “Khương Trung” mang khẩu DKZ82 ra định lắp vào giá súng, nhưng không kịp. Thấy xe tăng địch đang rầm rầm xông đến, Quế hô chiến sĩ Quỳnh “Thái Bình” đem đạn ra ngay, nạp vào súng. Rồi không cần giá súng, Quế vác nòng khẩu DKZ82 lên vai, nhằm thẳng chiếc M48 đang chạy xế trước mặt bóp cò. Một quầng lửa da cam cùng tiếng nổ chói óc vang lên, chiếc xe tăng bốc cháy ngùn ngụt, không một tên địch nào sống sót”…
Mọi sự thật của chiến tranh đều được phơi bày một cách trần trụi. Cả dũng cảm và hèn nhát. Không ít cán bộ, chiến sĩ đã thoái lui, không đập bệnh cũng đảo ngũ. Nhưng trên tất cả là bản anh hùng ca của tuổi trẻ, từ bộ đội chủ lực đến giao liên, du kích. Tác giả, trong hoàn cảnh cụ thể của mình đã có những trang viết xúc động, rất đáng tự hào về tuổi trẻ Hà Nội trong những ngày kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong đó có chính tác giả.
Văn học gần đây có khuynh hướng thiên về ký sự, mô tả sự thật như nó vốn có. Sự thật cuộc chiến đấu Quảng Trị năm 1972 hào hùng và tiêu biểu đến nỗi, không cần tới hư cấu, và bởi không cần đến hư cấu nên lay động sâu xa tới người đọc. Cuốn sách này của Nguyễn Quang Vinh không chỉ có giá trị lịch sử mà còn góp phần khẳng định một khuynh hướng mới có nhiều triển vọng trong đời sống văn học hiện nay.
Nguyễn Quang Vinh kể lại những ngày tháng của các anh ở Quảng Trị không để làm văn chương; mà là nén hương lòng tưởng niệm và tri ân những đồng đội đã hy sinh vì Tổ quốc, hy sinh một cách cao cả và đau xót:
Thế hệ chúng con đi như gió thổi
Quân phục xanh đồng sắc với chân trời
Lúc ngã vào lòng đất vẫn con trai…
Khép lại trang cuối cùng của cuốn sách, tôi hết sức khâm phục và biết ơn những đồng đội ở Quảng Trị; nhận thấy ở Nguyễn Quang Vinh một nhà văn – chiến sĩ. Dù anh không viết gì nữa, tôi tin anh đã có một chỗ đứng trên văn đàn; cuốn sách “Quảng Trị 1972” sẽ ghi được dấu ấn đặc biệt trong lòng bạn đọc.