Hiệp Hội Săn Việt Nam 2023 Pdf Download

Hiệp Hội Săn Việt Nam 2023 Pdf Download

0%0% found this document useful, Mark this document as useful

0%0% found this document useful, Mark this document as useful

Đại hội Hiệp hội Thép Việt Nam nhiệm kỳ V (2019-2023)

Chiều 12/4/2019, tại Hà Nội, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã tổ chức Đại hội V, nhiệm kỳ 2019-2023.

Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ IV (2013-2018), ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch VSA nhiệm kỳ IV cho biết, đây là giai đoạn ngành thép Việt Nam đạt được rất nhiều thành tựu trong các lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu, đầu tư, kiện toàn tổ chức, hợp tác quốc tế và phòng vệ thương mại.

Tuy nhiên, trong những năm qua ngành thép cũng phải đối mặt với nhiều thách thức do dư thừa công suất, sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt không chỉ từ những doanh nghiệp sản xuất trong nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp của thép nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, nguyên liệu đầu vào lại tăng giảm thất thường, những yếu tố đó tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép. Xác định được khó khăn đó, nhiều doanh nghiệp đã tích cực đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất; đổi mới cả về tư duy, quản trị, tích sản xuất kinh doanh những năm qua đều có mức tăng trưởng khá.

Cụ thể, về tình hình nhập khẩu, do chưa phát triển đồng bộ và toàn diện nên hàng năm, năm nước ta phải nhập khẩu một số lượng khá lớn bán thành phẩm (phôi thép) và các loại thành phẩm, đặc biệt là thép dẹt cán nóng (HRC), thép  không gỉ và thép chế tạo.

Số lượng nhập khẩu thép thành phẩm tăng từ 11,2 triệu tấn năm 2014 lên 17,5 triệu tấn năm 2016. Từ năm 2017, Việt Nam đã sản xuất thép cuộn cán nóng nên số lượng thép nhập khẩu năm 2017 đã giảm 16% và tiếp tục giảm 6,7% vào năm 2018. Xu hướng này được dự báo còn tiếp tục trong những năm tiếp theo.

Về tình hình xuất khẩu, mặc dù còn gặp phải nhiều cản trở (hàng rào kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại do các nước áp dụng) nhưng hàng năm, ngành thép nước ta vẫn xuất khẩu với số lượng và kim ngạch ngày càng tăng. Nếu như, năm 2014, xuất khẩu được 2,55 triệu tấn thì 2017 đã đạt 4,85 triệu tấn.

Năm 2018, mặc dù gặp nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại do nước ngoài áp dụng đối với các sản phẩm ngành thép xuất khẩu của nước ta, nhưng số lượng xuất khẩu vẫn đạt 6,68 triệu tấn, tăng gần 28% so với năm 2017.

Theo dự tính, trong nhiệm kỳ V, giai đoạn 2019 – 2023 nằm ở nửa cuối kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm “giai đoạn 2016-2020”, nửa đầu của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, với tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo khá cao, 6,7-7,0%/năm nên nhu cầu thép cũng tăng cao.

Đây cũng là giai đoạn hội nhập kinh tế sâu rộng, đặc biệt là thực hiện các hiệp định tự do thương mại thế giới mới sẽ tạo điều kiện tốt cho ngành Thép Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị, công nghệ tốt cho sản xuất thép.

Dự báo trên cho thấy ngành thép sẽ gặp những thuận lợi nhất định, tuy nhiên việc thực hiện các hiệp định tự do hóa thương mại sẽ tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt hơn, nhất là với các sản phẩm thép từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, cũng phải xác định, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều vụ tranh tụng thương mại quốc tế diễn ra thường xuyên hơn, đây chính là nguyên do làm cho công tác xuất khẩu các sản phẩm thép sẽ gặp nhiều khó khăn.

Từ thực tế trên, bên cạnh những thuận lợi, ngành thép phải đối mặt với khó khăn lớn, nhưng với quyết tâm đổi mới toàn diện, sáng tạo, VSA tin rằng ngành thép Việt Nam sẽ phấn đấu sản xuất kinh doanh tăng trưởng trung bình khoảng 8% – 10%/năm. Năm m 2019 và 2020 dự kiến tăng trưởng khoảng 10%; 2021 đến 2023 trung bình là 8%.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Đình Phúc – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam đã bày tỏ quan điểm lo ngại trước sức ép cạnh tranh của ngành thép ngày càng gay gắt kể từ năm 2010 trở lại đây. Qua đây, ông cũng cho rằng, việc tăng cường công tác thị trường là rất quan trọng nhưng cần có sự cạnh tranh lành mạnh.

Để ngành thép phát triển mang tính ổn định, đưa sản phẩm thép có chất lượng tốt tới người tiêu dùng cần phải có biện pháp ngăn chặn hàng kém chất lượng tràn vào trong nước.Cụ thể, đối với sản phẩm phôi thép trong thời gian này gặp nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh với phôi giá rẻ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước phải mua nguyên liệu đầu vào giá cao, nhưng đầu ra của phôi lại thấp nên càng sản xuất càng thua lỗ. Trước đây việc phòng vệ thương mại được áp dụng mạnh mẽ nên sản phẩm phôi trong nước bớt đi phần nào khó khăn, nhưng đến nay bảo hộ cũng sắp hết liệu lực.

Do đó, doanh nghiệp sản xuất phôi trong nước đang rất cần các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương xem xét, sớm tiếp tục ban hành bộ tiêu chuẩn bảo vệ sản phẩm phôi thép, giúp doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển ổn định, bảo toàn nguồn vốn và tạo việc làm ổn định cho người lao động.

Tại Đại hội, các hội viên, thành viên đều nhất trí với danh sách Ban Chấp hành nhiệm kỳ V 2019-2023 gồm 13 người. Sau khi tiến hành họp phiên thứ nhất, Ban chấp hành Đại hội V đã nhất trí bầu ông Nghiêm Xuân Đa giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam – VSA nhiệm kỳ V, giai đoạn 2019-2023.

Trên cương vị mới, ông Nghiêm Xuân Đa cho rằng, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội, vì lợi ích của các thành viên Hiệp hội, lãnh đạo Hiệp hội Thép khóa V sẽ tăng cường triển khai hiệu quả 4 nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể,

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội để giải quyết những vấn đề nóng như: sự gia tăng tranh chấp thương mại, chủ nghĩa bảo hộ, vấn đề môi trường, sử dụng tài nguyên trong sản xuất…

Thứ hai, tăng cường hơn nữa công tác tư vấn, phản biện và đối thoại với các bộ, ngành và Chính phủ để Hiệp hội có tiếng nói trọng lượng, uy tín trong việc đề xuất các giải pháp chính sách công nghệ, môi trường, đầu tư và thương mại cho sản xuất để thức đẩy sự phát triển của từng thành viên Hiệp hội nói riêng và sự phát triển của ngành công nghiệp Thép nói chung.

Thứ ba, nâng cao chất lượng xây dựng, cung cấp thông tin cho các thành viên về sản xuất, tiêu thụ, đầu tư và xây dựng hệ thống thống kê về chỉ số đánh giá sự phát triển của ngành thép.

Thứ tư, tăng cường nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, chủ động mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đối tác trong khu vực, các tổ chức quốc tế, mở rộng và chủ động đối thoại.

Để thực hiện tốt Nghị quyết của Đại hội và chỉ đạo của các Bộ, ngành, tân Chủ tịch VSA kêu gọi sự ủng hộ của tất cả các thành viên trong Hiệp hội, đề nghị tất các các thành viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy thế mạnh của từng cá nhân để chung sức đưa Hiệp hội Thép Việt Nam ngày càng phát triển.

Triển lãm ngành Nhựa; In ấn & Đóng gói bao bì tại Hà Nội diễn ra trong thời gian từ ngày 08/06/2023 đến 11/06/2023 tại Trung tâm Triển Lãm Quốc tế I.C.E – 91 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hanoi PlasPrintPack 2023 là triển lãm lần thứ 11 được tổ chức hàng năm tại Hà Nội dưới sự hợp tác giữa Công ty triển lãm quốc tế Chanchao, Vinexad và Hiệp Hội Nhựa Việt Nam. Đây là hội chợ nối tiếp sự thành công của Hội chợ Vietnamplas được tổ chức hàng năm tại TpHCM và là hội chợ lớn nhất ngành nhựa hiện nay tại Việt Nam. Sau một thời gian dài gián đoạn do dịch Covid 19, Hội Chợ Hanoi PlasPrintPack đã trở lại và tiếp tục đón nhận sự hưởng ứng tham gia của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tham dự buổi khai mạc Hội Chợ Triển Lãm, Ông Hồ Đức Lam - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhựa Rạng Đông – Chủ tịch HHNVN đã có bài phát biểu chia sẻ thông tin tổng quan ngành nhựa thời gian qua và xu hướng về ngành nhựa trong thời gian tới.

Thay mặt Ban Lãnh đạo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Ông Hồ Đức Lam đã gửi lời chúc cho các nhà triển lãm gặt hái được nhiều kết quả trong đợt triển lãm lần này, sớm vượt qua khó khăn thách thức, củng cố và từng bước phát triển vững chắc, tận dụng được cơ hội để đón đầu xu thế phát triển kinh tế tuần hoàn, phát triển ngành tái chế nhựa trong tương lai. Hiệp hội Nhựa Việt Nam luôn đồng hành, hỗ trợ và chia sẻ cùng Doanh nghiệp trong ngành ngày càng phát triển manh mẽ hơn.