Hài Quân Đội Trung Quốc 2020 Thuyết Minh Full

Hài Quân Đội Trung Quốc 2020 Thuyết Minh Full

Theo báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ, Bắc Kinh đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ xây dựng được lực lượng quân đội hiện đại.

Theo báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ, Bắc Kinh đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ xây dựng được lực lượng quân đội hiện đại.

Trung Quốc phạt đoàn hài kịch 2 triệu USD vì đùa cợt về quân đội

Một đoàn hài kịch Trung Quốc đã bị phạt 14,7 triệu nhân dân tệ (2,1 triệu USD) vì đã pha trò về quân đội với việc viện dẫn khẩu hiệu của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Câu nói đùa, ví hành vi của những con chó của một diễn viên hài với hành vi quân sự, đã khiến nhà chức trách bất bình.

Họ cho rằng Công ty Shanghai Xiaoguo Culture Media Co và tác giả truyện tranh Li Haoshi đã "làm nhục quân đội nhân dân".

Công ty này chấp nhận hình phạt và chấm dứt hợp đồng với ông Li.

Những câu từ xúc phạm được đưa ra trong một buổi diễn hài ở Bắc Kinh hôm thứ Bảy, khi ông Li ví hai con chó mà ông nuôi đang rượt đuổi một con sóc.

"Những con chó khác mà quý vị nhìn thấy sẽ khiến quý vị nghĩ rằng chúng thật đáng yêu. Hai con chó này chỉ khiến tôi nhớ đến... 'Chiến đấu để giành được chiến thắng, rèn luyện hành vi mẫu mực'", ông Li, với nghệ danh là Nhà, nói.

Điểm nhấn này là một phần trong khẩu hiệu mà Chủ tịch Tập công bố vào năm 2013 như một mục tiêu của quân đội Trung Quốc.

Trong một bản ghi âm buổi biểu diễn được chia sẻ trên nền tảng tương tự Twitter của Trung Quốc là Weibo, khán giả có thể nghe thấy tiếng cười của khán giả trước câu nói đùa này.

Nhưng nó không được chào đón nhiều trên internet, sau khi một khán giả phàn nàn về câu nói đùa này. Chính quyền Bắc Kinh cho biết họ đã mở một cuộc điều tra vào hôm thứ Ba.

Sau đó, họ tịch thu 1,32 triệu nhân dân tệ mà bị cho thu nhập bất hợp pháp và phạt công ty thêm 13,35 triệu nhân dân tệ, theo Tân Hoa Xã.

Các hoạt động của Shanghai Xiaoguo tại thủ đô Trung Quốc cũng bị đình chỉ vô thời hạn.

“Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ công ty hoặc cá nhân nào lấy thủ đô Trung Quốc làm sân khấu để phỉ báng hình ảnh vẻ vang của PLA [Quân đội Giải phóng Nhân dân],” văn phòng tại Bắc Kinh của Cục Văn hóa và Du lịch Trung Quốc cho biết.

Đoạn băng ghi âm đã lan truyền nhanh chóng, với một số người theo chủ nghĩa dân tộc nói rằng họ bị xúc phạm nặng nề và truyền thông nhà nước cũng đưa tin. Nhưng những người khác đặt câu hỏi liệu các phản ứng như thế có thái quá hay không.

"Tôi yêu nước và thực sự không thích người khác hạ nhục đất nước của chúng ta... Nhưng tôi thực sự không thích bầu không khí nơi mọi lời nói về chính trị đều bị coi là nhạy cảm," một bình luận được 1.200 lượt thích.

Ông Li xin lỗi hơn 136.000 người theo dõi Weibo của mình. "Tôi vô cùng xấu hổ và hối hận. Tôi xin nhận trách nhiệm, dừng mọi hoạt động, tự kiểm điểm, học hỏi lại".

Tài khoản Weibo của ông đã bị tạm ngưng hoạt động.

Vụ việc cho thấy rõ môi trường đầy thách thức đối với các nghệ sĩ hài Trung Quốc, những người đã bị chính quyền cũng như cư dân mạng nhắm đến.

Vào cuối năm 2020, diễn viên hài kịch độc lập Yang Li bị buộc tội "phân biệt giới tính" và "ghét đàn ông" sau khi pha trò cười về đàn ông. Một nhóm tuyên bố bảo vệ quyền nam giới cũng kêu gọi cư dân mạng phản ánh bà tới cơ quan quản lý truyền thông của Trung Quốc.

Cả Trương Vãn Ý và Nhậm Mẫn đều vượt xa kỳ vọng ban đầu

Ngay từ khi "Cẩm Tú An Ninh" ra mắt, cả Trương Vãn Ý và Nhậm Mẫn đều đối mặt với những hoài nghi từ khán giả.

Với Trương Vãn Ý, sau thành công vang dội của vai diễn Thương Huyền trong "Trường Tương Tư", anh chàng dường như chưa thể tạo nên dấu ấn tương tự trong các dự án tiếp theo. Thậm chí, diễn xuất của anh trong "Liễu Chu Ký" còn bị nhận xét là có phần nhạt nhòa so với kỳ vọng. Chính vì vậy, khi đảm nhận vai nam chính trong "Cẩm Tú An Ninh", Trương Vãn Ý đã không tránh khỏi những nghi ngại từ công chúng. Tuy nhiên, càng về sau, anh càng chứng minh được khả năng diễn xuất của mình. Nhờ đôi mắt biết nói và giọng thoại truyền cảm, Trương Vãn Ý đã khắc họa thành công hình ảnh một La Thận Viễn mưu lược, kiên nhẫn và đầy tham vọng.

Về phần Nhậm Mẫn, nữ diễn viên thường xuyên bị chê bai về nhan sắc và khí chất khi đóng cổ trang. Thế nhưng, với vai diễn La Nghi Ninh, cô đã hoàn toàn chinh phục khán giả. Tạo hình của Nhậm Mẫn trong phim được đánh giá là tươi tắn, phù hợp với nhân vật, đồng thời, diễn xuất của cô cũng tự nhiên và linh hoạt hơn so với các tác phẩm trước đó.

Đặc biệt, "phản ứng hóa học" bùng nổ giữa Trương Vãn Ý và Nhậm Mẫn cũng chính là điểm nhấn thu hút khán giả nhất. Mỗi khi hai diễn viên xuất hiện cùng nhau, màn ảnh đều ngập tràn những khoảnh khắc tình tứ và ngọt ngào, khiến người xem không thể rời mắt.

Bộ phim hiếm hoi kết viên mãn giữa “cơn sốt” phim buồn

Có thể nói 2024 là năm “lên ngôi” của các bộ phim buồn khi cả Lưu Thủy Điều Điều, “Thất Dạ Tuyết”, Xuân Hoa Yếm đều khiến khán giả nghẹn lòng với những cái kết đầy nước mắt. Trong bối cảnh đó, "Cẩm Tú An Ninh" với một kết thúc viên mãn đã thực sự trở thành một làn gió mới, mang đến cho khán giả những cảm xúc tích cực và ấm áp.

Khép lại bằng một hôn lễ lung linh, 'Cẩm Tú An Ninh' đã mang đến cho khán giả một cái kết viên mãn khó quên. Không chỉ cặp đôi chính được ngập tràn hạnh phúc, mà những cặp đôi phụ cũng tìm thấy bến đỗ bình yên. Với những thông điệp tích cực và những khoảnh khắc ngọt ngào, bộ phim như một liều thuốc chữa lành, xoa dịu tâm hồn người xem. Có lẽ vì vậy mà “Cẩm Tú An Ninh” đã nhanh chóng trở thành một trong những tác phẩm cổ trang được yêu thích nhất, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả.

Mang đến một góc nhìn khác lạ, đầy cuốn hút về dòng phim gia đấu

Dựa trên tiểu thuyết "Nhật Ký Dưỡng Thành Thừa Tướng" của Văn Đàn, bộ phim "Cẩm Tú An Ninh" đã nhanh chóng chinh phục khán giả bằng câu chuyện tình yêu đầy trắc trở nhưng không kém phần ngọt ngào giữa La Thận Viễn (Trương Vãn Ý) - một chàng thứ tử tài hoa, luôn bị xem thường và La Nghi Ninh (Nhậm Mẫn) - cô đích nữ dịu dàng, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chàng. Bị đè nặng bởi thân phận, La Thận Viễn luôn khao khát chứng tỏ bản thân, và La Nghi Ninh chính là động lực lớn nhất để anh theo đuổi ước mơ. Tình cảm của họ dần lớn lên từ những sẻ chia chân thành, những hy sinh thầm lặng, tạo nên một mối quan hệ sâu sắc, đáng ngưỡng mộ.

Là một bộ phim thuộc thể loại gia đấu, "Cẩm Tú An Ninh" không tránh khỏi những so sánh với các tác phẩm đình đám trước đó như "Minh Lan Truyện", “Mặc Vũ Vân Gian” hay "Tiểu Tiểu Thư Vượt Chông Gai". Tuy nhiên, với cốt truyện hấp dẫn, diễn biến nhanh và sự phát triển nhân vật tự nhiên, bộ phim đã nhanh chóng tạo được dấu ấn riêng trong lòng khán giả. Điểm đặc biệt của "Cẩm Tú An Ninh" chính là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố: trạch đấu, quan trường, tình yêu và tình bạn. Trong khi nhiều phim gia đấu khác chủ yếu xoay quanh cuộc chiến quyền lực giữa các nữ nhân trong hậu viện thì "Cẩm Tú An Ninh" còn khắc họa rõ nét những âm mưu, tranh đấu giữa các đấng mày râu, tạo nên một bức tranh xã hội phong kiến đầy màu sắc. Có thể nói, so với nguyên tác, kịch bản phim đã có những điều chỉnh đáng kể, đặc biệt là việc loại bỏ yếu tố trọng sinh. Tuy nhiên, vẫn giữ được tinh thần cốt lõi của tiểu thuyết, tập trung khai thác tâm lý nhân vật và những mối quan hệ phức tạp. Thậm chí, nhiều khán giả còn nhận định rằng kịch bản chuyển thể còn lôi cuốn, hấp dẫn hơn cả nguyên tác.