Trước hết, có thể nói công tác lập quy hoạch để định hướng phát triển đô thị là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, hiện nay đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2025 đã được phê duyệt. Song song đó, các đồ án quy hoạch phân khu cũng được chú trọng thực hiện, hình thành nên các khu chức năng rõ rệt như: khu Hành chính tỉnh (phường Mỹ Bình), khu Hành chính thành phố, khu Thể dục thể thao (phường Mỹ Hòa), khu Thương mại – dịch vụ (phường Mỹ Long, Mỹ Xuyên, Mỹ Phước), khu Đô thị mới Tây Sông Hậu (phường Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Quý), khu nuôi trồng thủy sản (phường Mỹ Thới, Mỹ Thạnh)…. Theo đó, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị luôn được tập trung dồn sức, thể hiện rõ nét nhất là việc nâng cấp và mở rộng hệ thống giao thông, tạo sự kết nối liên hoàn giữa các khu vực, phá bỏ hẳn thế độc đạo gây ùn tắc giao thông như: đường Nguyễn Hoàng, đường Nguyễn Thái Học nối dài, đường Phạm Cự Lượng, đường Hùng Vương nối dài, Tỉnh lộ 943…. Bên cạnh đó, đề án nâng cấp hệ thống giao thông ngoại thành và bê tông hóa các con hẽm nội ô theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã tạo thuận lợi cho người dân trong việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa.
Trước hết, có thể nói công tác lập quy hoạch để định hướng phát triển đô thị là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, hiện nay đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2025 đã được phê duyệt. Song song đó, các đồ án quy hoạch phân khu cũng được chú trọng thực hiện, hình thành nên các khu chức năng rõ rệt như: khu Hành chính tỉnh (phường Mỹ Bình), khu Hành chính thành phố, khu Thể dục thể thao (phường Mỹ Hòa), khu Thương mại – dịch vụ (phường Mỹ Long, Mỹ Xuyên, Mỹ Phước), khu Đô thị mới Tây Sông Hậu (phường Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Quý), khu nuôi trồng thủy sản (phường Mỹ Thới, Mỹ Thạnh)…. Theo đó, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị luôn được tập trung dồn sức, thể hiện rõ nét nhất là việc nâng cấp và mở rộng hệ thống giao thông, tạo sự kết nối liên hoàn giữa các khu vực, phá bỏ hẳn thế độc đạo gây ùn tắc giao thông như: đường Nguyễn Hoàng, đường Nguyễn Thái Học nối dài, đường Phạm Cự Lượng, đường Hùng Vương nối dài, Tỉnh lộ 943…. Bên cạnh đó, đề án nâng cấp hệ thống giao thông ngoại thành và bê tông hóa các con hẽm nội ô theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã tạo thuận lợi cho người dân trong việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa.
Bắc Ninh tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái làng nghề, du lịch trải nghiệm lịch sử và thời gian, các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn gắn với giá trị văn hóa con người Bắc Ninh - Kinh Bắc; nâng cao vai trò quảng bá và giới thiệu hình ảnh của tỉnh Bắc Ninh với bạn bè trong nước và quốc tế.
Với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, Bắc Ninh sẽ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hàng hóa tập trung, nông nghiệp tuần hoàn gắn với công nghiệp chế biến, tham gia chuỗi giá trị; nâng cao năng suất, hiệu quả và tận dụng tối đa quỹ đất; đi đầu trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Phát triển nông nghiệp đô thị, thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ - du lịch, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa nền nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
Tuy nhiên, do công tác quản lý đô thị còn thiếu đồng bộ nên việc phát triển đô thị còn mang tính tự phát. Dự báo, trong thời gian tới, cùng với quá trình phát triển CNH, HĐH diễn ra mạnh mẽ, quá trình đô thị hóa ở Vĩnh Phúc sẽ diễn ra với tốc độ nhanh. Do vậy, tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động nghiên cứu quy hoạch phát triển đô thị làm công cụ quản lý và phát triển đô thị, thực hiện kế hoạch đầu tư, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã giao Sở Xây dựng làm chủ đầu tư và mời Nikken Sekkei Civil Engineering LTD (Nhật Bản) làm tư vấn thiết kế Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (QHC Vĩnh Phúc). Đồ án đã được hoàn thành nội dung nghiên cứu, lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, ngành chức năng, báo cáo thẩm định và hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo nội dung đồ án QHC Vĩnh Phúc, diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 318,6km2 (tương đương 23% diện tích đất tự nhiên của tỉnh), bao gồm các khu vực: Phía bắc huyện Tam Đảo, Tam Dương; phía nam huyện Yên Lạc; phía tây huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường; phía đông thị xã Phúc Yên và Thủ đô Hà Nội. Mục tiêu chủ đạo của đồ án là xây dựng đô thị hạt nhân - hợp nhất bao gồm TP Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên và các khu đô thị hóa nhanh thuộc các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, để từng bước hình thành một đô thị loại I trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trong tương lai. Với tầm nhìn đến năm 2050 là “Hình thành và phát triển một đô thị lớn, bền vững, nơi mà tất cả những người sống và làm việc, nghỉ dưỡng, tới thăm đều cảm thấy hạnh phúc”, đồ án QHC Vĩnh Phúc đề ra 5 tiêu chí để cụ thể hóa tầm nhìn. Cụ thể, Vĩnh Phúc sẽ là một đô thị có sức cạnh tranh cao, dựa vào nội lực và sự liên kết; đô thị xanh - sạch - đẹp và văn hóa có bản sắc riêng khiến người dân có thể yêu mến và tự hào; đô thị có cuộc sống tiện nghi, an toàn với không gian sống chất lượng cao; đô thị có nền tài chính lành mạnh và quản lý đô thị tốt.
Về phát triển không gian đô thị đến năm 2030, đồ án QHC Vĩnh Phúc định hướng cấu trúc đô thị theo 5 ý tưởng cơ bản. Thứ nhất, mở rộng phạm vi đô thị hóa nhằm thực hiện xây dựng đô thị loại I. Cụ thể, lấy trung tâm đô thị mới là Vĩnh Yên, đô thị vệ tinh là Phúc Yên, việc thực hiện đô thị hóa khu vực xung quanh sẽ bảo đảm được quy mô cần thiết cho đô thị loại I. Tại trung tâm TP Vĩnh Yên sẽ tập trung chức năng dịch vụ hành chính, thương mại, văn phòng để hình thành nên trọng điểm đô thị xứng đáng với vai trò là đô thị cấp tỉnh có chức năng là trung tâm của khu xây dựng đô thị. Bên cạnh đó, tại trung tâm thị xã Phúc Yên, cùng với việc tập kết các chức năng văn phòng, phát huy vị trí gần Thủ đô Hà Nội và sân bay quốc tế Nội Bài, thực hiện hình thành nên trọng điểm đô thị tập trung các công trình giáo dục và nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí.
Thứ hai, khu vực đô thị Vĩnh Phúc sẽ hình thành cấu trúc đô thị tập trung - liên kết đa cực hoàn thiện, bổ sung, liên kết lẫn nhau dựa vào việc các khu vực tập trung chức năng đô thị (hạt nhân) được liên kết bởi giao thông công cộng, phát triển bền vững về kinh tế, giảm thiểu gánh nặng lên môi trường.
Thứ ba, đô thị hạt nhân - hợp nhất Vĩnh Phúc sẽ được cấu trúc đô thị đồng tâm và bố trí cách ly không gian sống với không gian công nghiệp. Dựa trên hiện trạng đô thị hóa và bố trí đường giao thông hiện tại, cấu trúc đô thị sẽ gồm TP Vĩnh Yên đóng vai trò trung tâm khu vực đô thị. Từ đó, đô thị sẽ tỏa ra theo các đường tròn đồng tâm. Ngoài ra, để hình thành môi trường sống tốt, quy hoạch sẽ không bố trí khu dân cư lẫn với KCN mà bố trí KCN phía ngoài không gian sống, phân cách rõ ràng giữa KCN và khu dân cư.
Thứ tư, bố trí vành đai xanh bao quanh khu vực đô thị và khu vực công nghiệp. Vành đai xanh này được triển khai với mục đích hạn chế mở rộng đô thị do sự phát triển không trật tự, bảo tồn đất nông nghiệp xung quanh, phòng chống thiên tai, là vùng đệm cho KCN và khu dân cư, tạo nơi nghỉ ngơi thư giãn cho nhân dân.
Thứ năm, hình thành trục không gian xanh Bắc Nam (trục tâm linh) xuyên qua trung tâm tỉnh. Dãy Tam Đảo - nơi diễn ra giai đoạn cực thịnh của Phật giáo Việt Nam, có nhiều chùa chiền, lâu đời nhất là Tây Thiên Trúc Lâm thiền viện - bố trí một trục liên kết chùa chiền với thiên nhiên, với các hoạt động của con người trong đô thị. Trục không gian Bắc Nam giữ vị trí là biểu tượng của tỉnh, kết nối môi trường tự nhiên, các công trình văn hóa và các đầu mối đô thị đa dạng với nhau và có các khu chức năng phụ trợ như dải cây xanh với quy mô lớn, hồ chứa nước, kênh dẫn nước và giao thông công cộng LRT…