Thủ tục đăng ký thường trú được quy định tại Điều 22 Luật Cư trú 2020 như sau:
Thủ tục đăng ký thường trú được quy định tại Điều 22 Luật Cư trú 2020 như sau:
Trước hết cần phải khẳng định việc thu sổ hộ khẩu là việc thu lại sổ hộ khẩu giấy mà không phải trường hợp xoá đăng ký thường trú hoặc bỏ việc thường trú của công dân.
Do đó, khi thu sổ hộ khẩu, các thông tin về đăng ký cư trú (thường trú, tạm trú hoặc lưu trú…) của công dân sẽ được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nếu công dân thuộc trường hợp bị thu hồi sổ hộ khẩu thì để chứng minh nơi cư trú, căn cứ theo Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA, người dân có thể xác minh nơi cư trú của mình thông qua việc xin giấy xác nhận thông tin cư trú bằng các cách sau đây:
- Đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước.
- Thực hiện online tại Cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công quản lý cư trú hoặc cổng dịch vụ công của Bộ Công an.
Thủ tục này sẽ được thực hiện trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ về việc xin giấy xác nhận. Giấy xác nhận sẽ được trả dưới dạng điện tử hoặc văn bản giấy theo yêu cầu của công dân.
Như phân tích ở trên, ngoài việc nộp hồ sơ trực tiếp, người có nhu cầu đăng ký thường trú hoàn toàn có quyền đăng ký online. Việc đăng ký thường trú online được thực hiện tại cổng dịch vụ công quản lý cư trú hoặc cổng dịch vụ công của Bộ Công an.
Khi thực hiện thủ tục đăng ký thường trú online, người dân phải xuất trình bản chính giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của người có thẩm quyền thực hiện đăng ký cư trú tại địa phương.
Thời gian thực hiện thủ tục online cũng giống khi nộp hồ sơ trực tiếp là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ và hợp lệ hồ sơ đăng ký thường trú.
- Không đăng ký thường trú/tạm trú, xoá thường trú/tạm trú, tách hộ
- Không xuất trình sổ hộ khẩu/sổ tạm trú theo yêu cầu
- Tẩy xoá, sửa chữa, huỷ hoại sổ hộ khẩu/sổ tạm trú
- Không đăng ký thường trú/tạm trú dù đủ điều kiện
- Cầm cố, nhận cầm cố sổ hộ khẩu/sổ tạm trú
- Đưa, môi giới, nhận hối lộ khi đăng ký cư trú
- Cho người khác nhập khẩu để vụ lợi
- Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài
- Cản trở công an kiểm tra thường trú/tạm trú
- Làm giả, dùng giấy tờ giả để đăng ký thường trú/tạm trú
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định về các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, bao gồm:
- Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
+ Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
+ Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
+ Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
+ Xác định lại giới tính, quê quán;
+ Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
- Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
+ Bị mất thẻ Căn cước công dân;
+ Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp chuyển hộ khẩu thì không bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước công dân.
Theo Luật Cư trú 2006, nơi thường trú (địa chỉ thường trú) là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Đến Luật Cư trú 2020 thì quy định nơi thường trú có một số thay đổi so với trước. Địa chỉ thường trú hiện được định nghĩa là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.
Như vậy, có thể thấy, trong việc xác định địa chỉ thường trú là gì điều quan trọng nhất khi xác định địa chỉ đăng ký thường trú của một người là việc đăng ký thường trú.
Nếu một người sinh sống ổn định, lâu dài tại một địa điểm mà không đăng ký thường trú tại địa điểm đó thì người đó cũng không được coi là có địa chỉ thường trú tại đó.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A đã di cư vào TP.HCM lập nghiệp được 30 năm, năm nay ông A 40 tuổi. Như vậy, TP.HCM là nơi A sinh sống lâu dài, ổn định nhưng ông A chưa đăng ký thường trú tại TP.HCM thì đây không phải địa chỉ thường trú của A.
Khi tìm hiểu địa chỉ thường trú là gì, tổng đài 1900.6192 LuatVietnam nhận được rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề này. Một trong số đó là những thắc mắc nổi bật dưới đây:
Thông thường, địa chỉ thường trú trên Chứng minh nhân dân (CMND)/Căn cước công dân (CCCD) hay sổ hộ khẩu là như nhau.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người dân thay đổi địa chỉ thường trú nhưng không đổi thẻ CMND/CCCD (trường hợp đổi địa chỉ thường trú không bắt buộc đổi CCCD; với CMND khi thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới phải đổi thẻ).
Lúc này, căn cứ ghi địa chỉ thường trú là gì? Ghi theo CMND/CCCD hay hộ khẩu?
1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Như vậy, địa chỉ thường trú của công dân được xác định theo sổ hộ khẩu của công dân chứ không phải xác định theo CMND hay CCCD.
Từ ngày 01/7/2021, Bộ Công an sẽ không còn cấp mới sổ hộ khẩu giấy. Vì vậy, thay vì xác định địa chỉ thường trú trú theo sổ này, người dân xác định địa chỉ thường trú theo Cơ sở dữ liệu cư trú quốc gia.
Mặc dù có định nghĩa địa chỉ thường trú là gì ở trên nhưng thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa địa chỉ thường trú và địa chỉ tạm trú. Dưới đây là chi tiết cách phân biệt hai khái niệm này:
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú
- Tối đa 02 năm - Được gia hạn nhiều lần
- Đăng ký tại nhà thuê, mượn, ở nhờ
- Đăng ký tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở
- Đăng ký tại cơ sở trợ giúp xã hội
- Đăng ký tại phương tiện lưu động
- Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú - Sinh sống từ 30 ngày trở lên
12 tháng kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện
- Không quy định. - Sinh sống trên 30 ngày phải đăng ký
Từ 01/7/2021 tới đây, khi Luật cư trú 2020 có hiệu lực, việc đăng kí địa chỉ thường trú bị “siết” chặt hơn so với trước. Cụ thể, có đến 05 địa điểm dù người dân đã sinh sống lâu dài, thường xuyên, ổn định cũng không thể đăng ký thường trú tại đó, gồm các trường hợp nêu tại Điều 23 Luật Cư trú gồm:
Điều 23. Địa điểm không được đăng ký thường trú mới
1. Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật
3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
5. Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.