Lê Đức TốTrường Đại học Thương Mại
Lê Đức TốTrường Đại học Thương Mại
Tổng cộng có 5 mã cổ phiếu bia và đồ uống được niêm yết trên sàn HoSE
Qua quá trình hình thành và phát triển hơn 145 năm, SAB (Sabeco) ngày càng cho thấy vị trí đứng đầu trong lĩnh vực đồ uống (bia). Thương hiệu này 5 lần liên tiếp được công nhận là Thương hiệu Quốc Gia. Bia Sài Gòn đã trở thành một hình ảnh thân quen trên các bàn tiệc tại Việt Nam, SAB đã thành công khi xây dựng văn hóa bia Sabeco trong thị trường nội địa.
Quy mô dân số nước ta ngày càng lớn (tính đến 04/02/2023 là 99.399.075 người) với con số xấp xỉ gần 100 triệu dân. Tính đến năm 2022, có khoảng 66% dân số trên 18 tuổi, đây là độ tuổi thường xuyên tiếp cận bia và các đồ uống giải khát (chưa tính đến tất cả nhóm tuổi đều có thể sử dụng các đồ uống giải khát và có ga).
Việt Nam được xem là một thị trường “màu mỡ” cho các nhà cung cấp bia và các loại đồ uống. Bên cạnh đó, nhu cầu giao tiếp, tiệc tùng và kinh doanh ngày càng gia tăng khiến bia và các loại đồ uống (nhất là bia, rượu) là yếu tố thiết yếu trong xã hội ngày nay.
CTCP Nước giải khát Chương Dương có tiền thân là nhà máy Usine Belgique. Sản phẩm kinh doanh chủ yếu hiện nay gồm nước giải khát có gá, rượu nhẹ và nước tinh khiết. Có lẽ tuổi thơ của những 8x-9x hiện nay, xá xị Chương Dương là hồi ức đẹp khó quên nhất. CTCP NGK Chương Dương là 1 trong các công ty nước giải khát niêm yết sớm nhất trên TTCK cho thấy tầm nhìn ban lãnh đạo hướng tới việc phát triển công ty trong dài hạn từ khá sớm.
Có lẽ nhắc đến Vinacafe tại Việt Nam thì không ai là không biết. Với tuổi đời hình thành từ rất sớm, những năm 1969, Vinacafe là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất kinh doanh cà phê hòa tan. Việc các đối thủ ngày nay xuất hiện nhiều như Maccoffee, Wakeup,..Vinacafe vẫn có cho mình vị trí số 1 và thị phần rộng lớn.
Giá nguyên liệu được xem như khó khăn cho ngành nghề bia và đồ uống trong những năm tới. Tuy nhiên, với những lợi thế về quy mô dân số và nhu cầu ngày càng cao, bia và đồ uống vẫn được xem là “miếng bánh ngon” cho các công ty dẫn đầu tại Việt Nam.
Tình hình kinh doanh ngành nghề đồ uống có sự cải thiện đáng kể sau dịch. Theo đó, các doanh nghiệp có mức độ phục hồi từ 80-100% chiếm 27,8% tổng số doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đồ uống, phục hồi 100-dưới 120% chiếm 33,3%, từ 120-dưới 150% chiếm 22,2% và phục hồi trên 150% chiếm 5,6% tính đến tháng 8/2022.
Tính đến hết quý 4/2022, SAB (Sabeco) vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu ngành bia và đồ uống với doanh thu hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ 2021. Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng mạnh như Habeco Trading (HAT) tăng 109% doanh thu so với cùng kỳ 2021, Bia Hà Nội – Thanh Hóa (THB) tăng 51% và Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi tăng 43% doanh thu so với cùng kỳ 2021.
CTCP NGK Sanest Khánh Hòa (SKH) với tình hình kinh doanh khá tích cực khi liên tục đạt trên 1.600 tỷ đồng qua 5 năm gần nhất. Quý 1,2,3/2022 doanh thu liên tục đạt trên mức 400 tỷ đồng với mức lợi nhuận trên 15 tỷ đồng mỗi quý.
Ngược lại, CTCP NGK Chương Dương có kết quả kinh doanh không mấy khả quan khi liên tục báo lỗ trong 4 quý gần nhất, cao nhất là quý 3 với mức lỗ hơn 22 tỷ đồng, gần nhất là quý 4/2022 với mức lỗ hơn 13 tỷ đồng trong khi doanh thu lần lượt 2 quý là 23,18 tỷ đồng và 49,5 tỷ đồng.
Chi phí nguyên vật liệu là vấn đề khá khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bia và đồ uống hiện nay. Áp lực suy thoái kinh tế toàn cầu, các vấn đề liên quan đến logistics, phân phối và Trung Quốc đóng cửa toàn bộ trước đây là những nguyên nhân dẫn đến đứt gãy nguồn nguyên liệu.
Từ đó, các doanh nghiệp chịu áp lực nặng nề về việc tăng giá các yếu tố đầu vào. Theo tình hình dự báo của Vietnam Report, có đến 88,9% doanh nghiệp lớn, nhỏ chịu áp lực giá nguyên liệu đầu vào; song song đó, diễn biến áp lực giá gia tăng đến cuối năm 2022 là 16,7%, đến cuối năm 2023 là 38,9% và sau năm 2023 là 33,3%.
Có 21 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn UPCOM
Gồm 4 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn HNX